Đại biểu hỏi dồn, Phó chủ tịch Hà Nội... xin tiếp thu

03/12/2015 16:49 GMT+7

Trong buổi trả lời chất vấn tại HĐND thành phố Hà Nội chiều nay 3.12, Phó chủ tịch thành phố Lê Hồng Sơn trả lời không trúng ý, khiến ĐB phải hỏi lại.

Trong buổi trả lời chất vấn tại HĐND thành phố Hà Nội chiều nay 3.12, Phó chủ tịch thành phố Lê Hồng Sơn trả lời không trúng ý, khiến ĐB phải hỏi lại.

Ông Nguyễn Hoài Nam đặt câu hỏi chất vấn Phó chủ tịch UBND TP.Hà NộiÔng Nguyễn Hoài Nam đặt câu hỏi chất vấn Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội
Cho rằng nhiều tòa nhà tái định cư hiện nay trên địa bàn Hà Nội không hề có hệ thống báo cháy, chữa cháy, theo các đại biểu HĐND thành phố, nếu xảy ra cháy sẽ là thảm họa.
Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, HĐND thành phố đã giám sát các sai phạm ở các tòa nhà cao tầng và nhiều nhà tái định cư không có hệ thống phòng cháy chữa cháy. Đại biểu Nam nói: “Các đồng chí nói đầu tư, nhưng chúng tôi đến kiểm tra các tòa nhà này chờ nửa tiếng không tập hợp được đội ngũ chữa cháy tại chỗ. Phòng cháy chữa cháy nói máy bơm châu Âu, nhưng 3 năm nay không hoạt động. Tôi hỏi Phó chủ tịch thành phố Lê Hồng Sơn có biết điều này không? HĐND thành phố đã kiến nghị từ tháng 3 mà đi kiểm tra tháng 10 vẫn nguyên trạng. Bao giờ mới khắc phục được điều này, có máy bơm cho chữa cháy?”, ông Nam chất vấn.
Phó chủ tịch Lê Hồng Sơn cho biết, trách nhiệm đảm bảo phòng cháy chữa cháy của chủ đầu tư từ khi lập hồ sơ thiết kế đến thi công quy định rất cụ thể, nhưng thực tiễn vẫn xảy ra. “Giải pháp trang bị thêm các xe nhỏ, mô tô chữa cháy, nhưng quan trọng nhất vẫn là 4 tại chỗ, nếu cứ đợi lực lượng phòng cháy chữa cháy thì gay. Rất mong phòng cháy chữa cháy thất nghiệp là tốt nhất”, Phó chủ tịch thành phố cho hay.
Cho rằng câu trả lời không đúng ý, ông Nam chất vấn: Nhà tái định cư, chủ đầu tư là thành phố, và thành phố giao cho Công ty TNHH MTV phát triển nhà quản lý. Công ty này trả lời đoàn giám sát là không có tiền, vậy thành phố có biết không?
Ông Sơn cho biết sẽ tiếp thu, công ty phải trình các phương án và thành phố sẽ khắc phục.
Đề xuất bỏ hình thức phạt cho tồn tại
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng, việc phối hợp giữa các sở ngành với chính quyền quận rất hạn chế, điển hình là những sai phạm tại 8B Lê Trực, 250 Minh Khai, đến khi cư dân đi kiện cáo, báo chí đưa tin mới biết. Có kẽ hở trong cơ chế phối hợp kiểm tra để phát hiện sai phạm tại các dự án này. “Tôi hỏi ông Nguyễn Thế Hùng nhiều năm làm Giám đốc Sở Xây dựng (hiện nay làm Sở Quy hoạch kiến trúc), nguyên nhân ở đâu, quy chế phối hợp để xử lý như thế nào? Nếu chỉ đổ cho trách nhiệm chính quyền phường xã chưa đầy đủ, phải có cơ chế giám sát”, ông Nam nêu vấn đề.
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho rằng, sai phạm tại dự án trên do việc chấp hành pháp luật của chủ đầu tư không tốt, mọi sai sót đầu tiên do chủ đầu tư, tiếp tới là các lực lượng chức năng chưa làm hết nhiệm vụ. Nghị định thanh tra ra đời khiến các quận huyện mất đi công cụ thanh tra trực tiếp, thành phố mất một giai đoạn chuyển đổi mô hình. Điều này khiến lực lượng thanh tra yếu đi, việc quản lý trực tiếp 24/24 có vấn đề. Hà Nội phải tiếp tục đề nghị Bộ Xây dựng, Chính phủ thay đổi lại mô hình.
Khẳng định xử lý nghiêm việc xây dựng sai, nhưng ông Hùng cho biết, xuất hiện một số tình huống sai phạm nhưng không vi phạm quy hoạch, được cho phạt nhưng vẫn tồn tại. Thành phố đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng xem xét vì quy định này không phù hợp với Hà Nội, sai phạm nhưng vẫn có thể xin để hợp thức hóa tồn tại.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.