Cục trưởng Cục chống tham nhũng: 3 ngày có 160 cuộc gọi ‘tố’ tiêu cực

17/12/2015 09:30 GMT+7

Sau 3 ngày công bố đường dây nóng, ông Phạm Trọng Đạt (ảnh), Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ, cho biết như vậy.

Sau 3 ngày công bố đường dây nóng, ông Phạm Trọng Đạt (ảnh), Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ, cho biết như vậy.

Ảnh: Thái SơnẢnh: Thái Sơn
“Các đường dây nóng do tôi phụ trách nhận được khoảng trên 160 cuộc gọi từ mọi miền đất nước phản ánh những vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, nghi tặng quà tết trái quy định. Có một vài trường hợp gọi đến kiểm tra, thậm chí phá rối nhưng tôi đều giải thích để họ hiểu, chia sẻ”, ông Đạt kể.
Cũng có nhiều việc rất khó vì xử tham nhũng đòi hỏi phải có bằng chứng, tuy nhiên không phải tất cả đều khó
* Những vấn đề, lĩnh vực nào đã được phản ánh, thưa ông?
- Người dân phản ánh chủ yếu về những hành vi tiêu cực mãi lộ của lực lượng CSGT, thanh tra giao thông, lực lượng trật tự dẹp lấn chiếm vỉa hè, hàng ăn, đòi thu tiền của dân, lĩnh vực trật tự xây dựng và buôn lậu. So với năm ngoái, số lượng cuộc gọi qua đường dây nóng tăng vọt. Vừa qua, Bộ Chính trị đã có chỉ đạo rất rõ về việc phát hiện, xử lý tham nhũng, trong đó xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng. Coi chống tham nhũng là tiêu chí để đánh giá tư cách của cán bộ, đảng viên. Chính vì thế, các tố cáo liên quan tới tiêu cực, tham nhũng của cán bộ được người dân phản ánh nhiều tới các tổ chức Đảng và bây giờ phản ánh tới chúng tôi cũng rất nhiều.
Có những trường hợp còn bảo “ông cứ đi cùng chúng tôi để chỉ tận tay day tận mắt” những hành vi tham nhũng. Có người nói không biết bây giờ phải tố cáo những việc đó với ai, xử lý thế nào, bởi tố cáo thì bị trù dập. Chính vì thế nên họ phản ánh tới chúng tôi.
* Nếu chỉ qua phản ánh như vậy, kể cả hành vi tham nhũng lẫn nhận quà biếu thì rất khó để xử lý?
- Cũng có nhiều việc rất khó vì xử tham nhũng đòi hỏi phải có bằng chứng, tuy nhiên không phải tất cả đều khó. Chẳng hạn khi người dân phản ánh về hành vi tiêu cực tham nhũng, một mặt chúng tôi ghi nhận để phòng ngừa, một mặt đề nghị họ cung cấp các tài liệu, bằng chứng, ví dụ như ghi âm, ghi hình, hóa đơn... để gửi thêm cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ phối hợp, giao cơ quan khác liên quan, thậm chí lãnh đạo địa phương xử lý. Có vụ việc người dân bảo kiện khắp nơi rồi, tôi thấy phản ánh đó có cơ sở, chúng tôi yêu cầu cung cấp tài liệu, gửi qua bưu điện tới đích danh Cục trưởng Cục Chống tham nhũng để chúng tôi phân loại, thậm chí sẽ cho thanh tra ngay trong thời gian tới đây.
Cũng phải nói thêm là trong tổng số các cuộc gọi phản ánh, có 1/3 có cơ sở và họ hứa chuyển tài liệu qua bưu điện tới Cục Chống tham nhũng. Gần đây, tôi cũng đã nhận được một số tài liệu ở các địa phương gửi tới.
* Đối với phản ánh về biếu quà tết, nếu chỉ nhận từ cuộc gọi làm sao biết được là đúng hay sai, việc đề nghị dân cung cấp bằng chứng cũng không khả thi...
- Trước mắt là hoan nghênh người dân gọi điện phản ánh. Còn để xác minh thì tùy vào từng tình huống cụ thể. Chẳng hạn khi nhận được phản ánh xe biển xanh ở tỉnh nào đó về Hà Nội tặng quà lãnh đạo, chúng tôi có thể kiểm tra được ngay. Chúng tôi có quyền hỏi xe đó có được điều đi công tác, đi làm việc gì đó đúng hay không...
Có nhiều cách và những việc chúng tôi đang làm đây là nhằm ngăn chặn, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.