Có cần viết tâm thư như 2 nữ sinh 'cầu cứu Bí thư Đinh La Thăng'?

27/03/2016 09:51 GMT+7

Những hoàn cảnh tương tự liệu có được làm thẻ căn cước công dân? Hay vẫn phải viết tâm thư cho 'bác bí thư'?

Những hoàn cảnh tương tự liệu có được làm thẻ căn cước công dân? Hay vẫn phải viết tâm thư cho 'bác bí thư'?

Nữ sinh Nguyễn Minh Phương (đầu tiên bên trái) đã được làm thẻ căn cước công dân - Ảnh: Đình NguyênNữ sinh Nguyễn Minh Phương (đầu tiên bên trái) đã được làm thẻ căn cước công dân - Ảnh: Đình Nguyên
Như Thanh Niên đã thông tin, 2 nữ sinh mồ côi sống ở mái ấm Truyền Tin (quận Bình Tân, TP.HCM) không có hộ khẩu nhưng đã được làm thẻ căn cước công dân sau khi viết tâm thư cho Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.
Những hoàn cảnh tương tự liệu có được làm thẻ căn cước công dân? Hay vẫn phải viết tâm thư cho "bác bí thư"?
Phải được làm thẻ căn cước
Luật sư Phạm Hoài Nam, Hãng luật Bến Nghé Sài Gòn (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, theo tinh thần tại các Điều 14, 15, 16 của Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, là một công dân của nước Việt Nam thì sẽ được nhà nước, người khác tôn trọng quyền công dân của mình, không bị phân biệt đối xử trong xã hội cũng như trước pháp luật. Điều 39 Hiến pháp 2013 cũng quy định quyền được học tập của công dân.
Luật sư Phạm Hoài Nam phân tích: Nếu như một công dân không được làm thẻ căn cước, ảnh hưởng đến việc thi cử, đặc biệt là thi đại học, thì rõ ràng vi phạm Hiến pháp, xâm phạm quyền công dân. Rồi sau này khi các em đủ 18 tuổi liệu các em có được thực hiện quyền tối cao của một công dân là quyền bầu cử hay không...?
Mặt khác, khi công dân có thẻ căn cước, theo luật sư Phạm Hoài Nam, lợi ích không chỉ đi từ phía người dân khi thực hiện được quyền của mình mà còn đem lại lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nước và toàn xã hội.
Nữ sinh Nguyễn Minh Phương (đầu tiên bên trái) tại lớp học- Ảnh: Đình Nguyên
Chỉ cần giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu
Theo quy định tại Điều 22 luật Căn cước công dân 2014 chỉ quy định chung chung là người xin cấp thẻ căn cước công dân nếu “trường hợp công dân chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định”. 

Nếu như cơ quan làm thẻ căn cước công dân yêu cầu buộc phải có sổ hộ khẩu là đã áp dụng theo luật cũ, có thể do văn bản mới ban hành nên có thể cán bộ chức trách chưa được tập huấn tiếp cận theo đúng quy định hiện tại

Luật sư Phạm Hoài Nam


Căn cứ Điều 18 Nghị Định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31.12.2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Căn cước công dân đã làm rõ những giấy từ hợp pháp, đó là giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu.
Nghị định 137/2015/NĐ-CP đã hướng dẫn rõ là chỉ cần 1 trong 2 loại giấy tờ trên là đủ, tức bản chính giấy khai sinh hoặc là sổ hộ khẩu.
Nếu như cơ quan làm thẻ căn cước công dân yêu cầu buộc phải có sổ hộ khẩu là đã áp dụng theo luật cũ, có thể do văn bản mới ban hành nên có thể cán bộ chức trách chưa được tập huấn tiếp cận theo đúng quy định hiện tại.
Do đó, những hoàn cảnh tương tự như 2 em Nguyễn Minh Phương (sinh năm 1998) và em Nguyễn Hiếu Thảo (sinh năm 1997) và các em đã đến tuổi được cấp thẻ căn cước công dân (có khai sinh nhưng không có hộ khẩu) cũng đều đáp ứng đủ điều kiện để được cấp thẻ căn cước.
Trường hợp không được giải quyết thì có thể khiếu nại để được giải quyết. Bởi lẽ theo Điều 18 luật Căn cước công dân có quy định công dân có quyền được cấp thẻ căn cước công dân khi đã đáp ứng đủ điều kiện của luật này.
Như vậy, cơ quan chức năng cần chủ động cấp thẻ căn cước công dân cho những trường hợp chỉ có giấy khai sinh nhưng chưa có hộ khẩu, để tránh xâm phạm đến quyền cơ bản của một công dân.
Điều 18 luật Căn cước công dân ghi rõ: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp thẻ căn cước công dân. Cơ sở để tính tuổi căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp thông tin về ngày, tháng, năm sinh của người đó chưa có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì căn cứ vào giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu để xác định ngày, tháng, năm sinh của người đó.

Phải hết sức tạo điều kiện
Theo luật gia Nguyễn Đức Sáu, Phó chủ tịch thường trực Hội Luật gia TP.HCM, đa phần những trường hợp không đủ điều kiện để làm hộ khẩu đều có hoàn cảnh éo le, sống trong những mái ấm tình thương. Có một thực tế là có những mái ấm hoạt động lâu năm nhưng vẫn chưa được xem xét, giải quyết việc cấp phép, ít nhiều gây ảnh hưởng đến việc làm giấy tờ nhân thân cho các thành viên thuộc diện mồ côi, bị bỏ rơi không thể xác minh rõ lai lịch.
Luật gia Phạm Đức Sáu cho rằng, nên chăng cần có sự quan tâm của cơ quan chức năng, cố gắng hết sức tạo điều kiện, hướng dẫn, giải quyết thủ tục chung cho các mái ấm tồn tại hợp pháp vì mục tiêu nâng đỡ cho cho những mảnh đời bất hạnh có được quyền công dân mà pháp luật đã quy định.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.