Chính phủ bảo lưu trục Thăng Long

14/06/2010 23:14 GMT+7

* Quốc hội muốn bịt kẽ hở quản lý đất trồng rừng Hôm qua, Chính phủ đã gửi ĐBQH báo cáo bổ sung một số nội dung về quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, nhằm làm rõ những câu hỏi mà ĐBQH đặt ra sau phiên thảo luận tổ ngày 3.6.

Theo đó, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, giải thích: Sản phẩm nghiên cứu của đồ án quy hoạch bao gồm rất nhiều nội dung và được thể hiện trên nhiều bản vẽ, thuyết minh, mô hình, vì vậy trong phạm vi báo cáo đã gửi QH (ngày 2.6.2010 - PV) thực sự chưa có điều kiện để cung cấp đầy đủ các nội dung, thông tin tới các ĐBQH. Tuy nhiên, ông Quân khẳng định, thời gian lập đồ án quy hoạch chung Hà Nội không hề "gấp gáp, vội vàng" như một số ý kiến. "Đồ án được lập từ ngày 26.12.2008 đến ngày 15.5.2010 là gần 18 tháng, là phù hợp yêu cầu của luật về thời gian lập quy hoạch (không quá 18 tháng theo điều 13, Nghị định 08 ngày 24.1.2005)", Bộ trưởng Quân khẳng định.

Trục Thăng Long rất cần thiết

Cũng theo báo cáo bổ sung của Chính phủ: Trong đồ án quy hoạch chung đề xuất 5 trục giao thông mới song hành với 7 trục hướng tâm hiện hữu, để tăng cường khả năng giao thông phục vụ 5 đô thị vệ tinh về phía bắc, phía tây và phía nam, hành lang xanh. Trong đó có một trục phát triển, cũng là một trục cảnh quan được đề xuất kết nối khu vực nội đô với Hòa Lạc - tạm gọi là trục Thăng Long. "Đây là một tuyến giao thông quan trọng rất cần thiết cho hiện tại và trong tương lai", báo cáo nhấn mạnh.

Toàn bộ thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước. Không có khái niệm trung tâm hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong thủ đô và càng không thể có chuyện dời đô như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi.

Báo cáo của Chính phủ nhấn mạnh

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân, trục Thăng Long bên cạnh chức năng giải quyết các vấn đề về giao thông và hành lang hạ tầng kỹ thuật, còn tạo đặc trưng và điểm nhấn về không gian kiến trúc mới cho thủ đô Hà Nội (đoạn mở rộng dài khoảng 3,5 km tại khu vực từ vành đai 3 đến vành đai 4 để bố trí các công trình kiến trúc văn hóa) và ý tưởng của tư vấn là thể hiện không gian kiến trúc cảnh quan kết nối văn hóa Thăng Long và văn hóa Xứ Đoài. "Một số ý kiến nêu trục Thăng Long là trục tâm linh hay trục hoàng đạo là không đúng với ý tưởng của đồ án", báo cáo đính chính.

Bộ trưởng Quân cũng cho biết, trục Thăng Long sẽ được phát triển theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với nhu cầu phát triển. Ông cho rằng, trước mắt cần triển khai tuyến đường này trong tương lai, tránh để cho các dự án đầu tư không đúng mục đích sẽ ảnh hưởng tới công tác di dời, giải phóng mặt bằng.

Trụ sở các bộ đã ở Mỹ Đình không nhất thiết phải di chuyển

Về ý kiến cho là trung tâm hành chính quốc gia chuyển lên Ba Vì, Chính phủ khẳng định: Hiến pháp, Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15.12.2000 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô đã chỉ rõ: Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. "Theo đó phải hiểu rằng toàn bộ thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước. Không có khái niệm trung tâm hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong thủ đô và càng không thể có chuyện dời đô như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi", báo cáo nhấn mạnh.

Ghi nhận dự Luật Thanh tra (sửa đổi) có những quy định tiến bộ hơn so với luật hiện hành về cơ quan thanh tra, nhưng thảo luận tại hội trường chiều qua, đa số các ĐBQH đều kiến nghị, luật sửa đổi cần làm rõ hơn vị trí, địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra.

Theo dự luật, Thanh tra Chính phủ sẽ "đóng hai vai", vừa là cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về thanh tra vừa là cơ quan giúp Chính phủ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng - chống tham nhũng trong phạm vi cả nước và tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật. ĐB Điểu K'Ré (Đắk Nông) cho rằng, quy định như dự luật là "song trùng lãnh đạo", thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh và chịu sự chi phối của Tổng thanh tra Chính phủ về chuyên môn, nghiệp vụ. "Thanh tra hoàn toàn lệ thuộc vào thủ trưởng cơ quan cùng cấp, Chủ tịch UBND tỉnh được bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức chánh thanh tra tỉnh. Quy định như vậy sẽ hạn chế tính độc lập hoạt động thanh tra, hạn chế công tác phòng chống tham nhũng, thanh tra khó có thể độc lập khách quan khi đối tượng thanh tra chủ yếu là người có chức quyền trong bộ máy đó", ĐB Điểu K'Ré nhấn mạnh.

Xuân Toàn

Chính phủ khẳng định, Ba Đình có ý nghĩa lịch sử nhưng tại khu vực Ba Đình không có điều kiện xây dựng tập trung tất cả trụ sở của các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia, mà phải bố trí ở những khu vực khác nhau trong thành phố Hà Nội. Theo đó, qua các lần báo cáo thường trực Chính phủ, liên danh tư vấn đã đề xuất nhiều vị trí khác nhau, xem xét ở nhiều góc độ, tiêu chí: Phù hợp về quy hoạch không gian, hạ tầng, môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên, đất đai... thì Ba Vì hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện để quy hoạch là nơi làm việc của các cơ quan hành chính trong tương lai.

Báo cáo cũng nói rõ thêm, hiện nay, một số bộ, ngành thuộc Chính phủ đã và đang xây dựng trụ sở tại khu vực Mễ Trì - Mỹ Đình, và Ba Vì trong ý tưởng quy hoạch chung lần này chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ sau năm 2050. "Trụ sở các bộ, ngành ở Mỹ Đình không nhất thiết sau này cũng phải chuyển đi nơi nào nếu không có nhu cầu", báo cáo nhấn mạnh.

Tương tự, báo cáo của Chính phủ cũng trấn an các ĐBQH rằng, 5 đô thị vệ tinh theo đề xuất trong đồ án (Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Hòa Lạc) đều được xây dựng dựa trên các đô thị hiện hữu và chủ yếu khai thác quỹ đất vùng gò đồi bán sơn địa phía tây và phía bắc, ít ảnh hưởng đến đất nông nghiệp. Đề xuất hành lang xanh được đưa ra chính là để bảo tồn vùng nông nghiệp, nông thôn và hạn chế sự phát triển lan tỏa của đô thị. Hành lang xanh nhằm đảm bảo nâng chỉ tiêu cây xanh tại đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh đạt 12-15 m2/người (hiện nay là 2-3 m2/người).

Sáng nay 15.6, QH sẽ tiếp tục cho ý kiến xung quanh đồ án này tại phiên họp toàn thể.

Quốc hội muốn bịt kẽ hở quản lý đất trồng rừng

Sáng qua QH thảo luận cho ý kiến về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị quyết 66 của QH về việc các dự án công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền QH quyết định chủ trương đầu tư.

ĐB Nguyễn Đình Xuân phát biểu: Nghị quyết 66 rất chặt nhưng vẫn để một kẽ hở, tức là rừng đặc dụng hạn chế chuyển đổi nhưng không nói việc chuyển đổi từ rừng đặc dụng sang rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ sang rừng sản xuất cũng phải trình QH. "Cho nên mới có tình trạng khi họ muốn chuyển rừng đặc dụng thì họ làm thao tác chuyển từ rừng đặc dụng sang rừng sản xuất, chúng ta đã mất hàng chục nghìn héc-ta rừng bằng con đường này", ông Xuân cảnh báo. Ông Xuân đề nghị, cho phép chuyển đổi từ rừng đặc dụng sang rừng sản xuất với quy mô trên 200 ha là phải thuộc thẩm quyền QH "chứ không chỉ là chuyển sang mục đích khác thì mới phải trình QH".

Đồng tình với đề nghị trên, ĐB Ngô Minh Hồng (TP.HCM) nhấn mạnh thêm: "Rừng của chúng ta đã bị tàn phá hết sức nghiêm trọng rồi và chúng ta phải làm sao càng bảo vệ rừng càng tốt, chứ không phải là tạo điều kiện để rừng ngày càng mất đi rất nghiêm trọng".

Ở một khía cạnh khác, ĐB Lê Quang Bình (Thanh Hóa) đề nghị cần cụ thể hóa tiêu chí dự án công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh. Vì không có quy định cụ thể cho nên hiện nay có một số dự án Chính phủ triển khai không báo cáo QH, không báo cáo Thường vụ QH và trong một số trường hợp có ảnh hưởng không tốt đến quốc phòng, an ninh.

Tuệ Nguyễn

An Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.