Chẳng lẽ bó tay với xe 'vô chủ'?

Kim Lan
Kim Lan
15/12/2020 05:44 GMT+7

Bạn đọc Báo Thanh Niên ngạc nhiên khi tình trạng xe “vô chủ” chất đống tại các bãi xe ở sân bay, bến xe, bệnh viện... trên địa bàn TP.HCM từ lâu nhưng phương án giải quyết vẫn cứ... “treo”.

Phát biểu trên Thanh Niên, ông Trần Văn Phương, Phó tổng giám đốc Bến xe Miền Tây (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho biết: “Hiện ở bến tồn đọng một lượng lớn xe máy do khách không đến lấy, mặc dù trong phiếu giữ xe đã ghi rõ việc giữ xe sẽ không quá 30 ngày. Số xe tồn đọng đều được hút xăng hết, nhưng nguy cơ về cháy nổ vẫn thường trực”.

Làm gì với xe “vô chủ”?

Bạn đọc (BĐ) Đinh Nghĩa PN đưa ra một phương án nhanh gọn là “nấu chảy hết, rồi dùng làm ra những vật dụng có ích cho xã hội” vì lo ngại rằng những xe bị “ruồng bỏ” này “dễ trở thành những phương tiện nguy hiểm trên đường”.
Không đồng ý với phương án này, BĐ Xuân Tài Nguyễn lưu ý xe “vô chủ” ở các bãi xe bệnh viện, nhà ga, bến xe... “có rất nhiều xe mới. Các xe này nên xác minh chủ sở hữu. Biết đâu xe bị trộm cắp. Chứ ít ai xe còn giá trị cao mà bỏ vậy”.
BĐ Mai Tấn Trinh góp ý: “Chủ các nơi giữ xe lập danh sách xe quá hạn gửi lên thông tin công cộng với một thời gian nhất định đề nghị chủ phương tiện đến nhận. Quá thời hạn nêu trên thì đem đấu giá, tiền thu được trừ các chi phí, còn lại đem nộp vào tổ chức từ thiện”.
Tuy nhiên, nhiều BĐ cũng lưu ý rằng để “xác lập quyền sở hữu đối với người đang quản lý tài sản” thì bản thân người đang quản lý tài sản cũng không thể quyết được, mà phải là các cơ quan quản lý. Đây chính là “sự vướng” mà ông Lê Minh Hiếu, Chủ tịch UBND P.26 (Q.Bình Thạnh), đã nói: “Việc xử lý xe vô chủ tại các bãi xe sẽ khó do đây là vụ việc dân sự”.

Vướng thì gỡ

Khác với các phương tiện “vô chủ” được coi là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, sau 30 ngày ra thông báo, niêm yết công khai, có thể bị tịch thu, đem bán đấu giá, sung quỹ…, các xe “vô chủ” như trường hợp ở Bến xe Miền Đông thì cần một quy trình thanh lý phức tạp hơn nhiều.

Chính vì xe “vô chủ” ở các bãi xe bệnh viện, bến xe… “là câu chuyện dân sự” nên BĐ Trường đưa ra một đề nghị để giải quyết “sự vướng” này bằng cách “chính quyền thành phố xem xét gửi về cho các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn, vốn rất đang rất cần thêm trang thiết bị thực hành”. Nhưng cũng ngay dưới ý kiến trên, BĐ Trương Bảo Tự đã “không dám đâu” và nhận xét cách này “cũng không nên, chỉ dễ phát sinh chuyện ngoài mong muốn”, đồng thời đề nghị cứ “rã xe ra, thành phế liệu và thanh lý” như đối với các xe tang vật, vi phạm hành chính, nhưng đơn giản và đẩy nhanh vấn đề thủ tục.
BĐ Lam Nguyen cho rằng sẽ là điều “vô lý hết sức” nếu các thủ tục xác định nguồn gốc xe và quy trình thanh lý xe “vô chủ” lại kéo quá dài khi “xe nào cũng phải có thông tin và lịch sử của nó. Làm gì có chuyện không ai đến nhận mà lại không biết là xe của ai. Chỉ cần công an thực sự xắn tay áo vào thôi”.
Bán rẻ, chuyển người lao động nghèo, thanh lý, gửi cho các cơ sở dạy nghề... nghe thì có vẻ nhân văn, hợp lý nhưng rồi cũng sẽ sinh chuyện trăm sự nghi ngờ lẫn nhau, ai được mua, tiền đi đâu, ai trục lợi... Vậy nên tốt nhất là theo luật định, quá hạn thì ép thành cục, bỏ phế liệu, khỏi rách việc, và chuyện này không nên kéo dài.
Manh Dung
Toàn xe cũ nát bán đấu giá chỉ có mấy người giao hàng mua thôi, lúc đó lại kêu ca tình trạng xe "trần truồng" lưu thông nhan nhản ngoài đường tiềm ẩn tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường. Tái chế thì hay hơn.
Andy Quách
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.