Cần có chương riêng về tố tụng lao động

11/09/2015 00:00 GMT+7

Hôm qua, tại TP.HCM, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức hội thảo khu vực phía nam “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp lao động và tham vấn về tố tụng lao động trong dự án bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi)” với sự tham gia của gần 30 đại biểu.

* Hình sự hóa hành vi trục lợi bảo hiểm

Hôm qua, tại TP.HCM, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức hội thảo khu vực phía nam “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp lao động và tham vấn về tố tụng lao động trong dự án bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi)” với sự tham gia của gần 30 đại biểu.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, tranh chấp lao động có xu hướng tăng nhưng các thiết chế về thương lượng, hòa giải, trọng tài hoạt động còn hạn chế nên việc xây dựng pháp luật tố tụng lao động là cần thiết. Ông Alan J.Boulton, Phó chủ tịch Hội đồng việc làm công bằng của Úc, cũng chia sẻ các giai đoạn trước tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng để phòng ngừa tranh chấp xảy ra và tố tụng chỉ là công đoạn cuối cùng trong hệ thống giải quyết tranh chấp về lao động khi việc giải quyết các giai đoạn trước không có hiệu quả. Và để giải quyết tốt tranh chấp tại tòa thì ở Úc cũng như một số quốc gia khác sẽ có một luật riêng về tố tụng lao động.
Ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN, đề nghị trong dự thảo bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) cần có một chương riêng về tố tụng lao động để tiến tới xây dựng một luật riêng, độc lập về tố tụng lao động, đồng thời sẽ đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn hiện nay.
Cùng ngày, tại hội thảo lấy ý kiến về dự thảo bộ luật Hình sự (sửa đổi), Phó cục trưởng Cục Quản lý bảo hiểm (BH) Doãn Thanh Tuấn cho biết trục lợi BH ngày càng tinh vi, phức tạp, có sự cấu kết, thông đồng giữa khách hàng, nhân viên của doanh nghiệp BH, đại lý BH, bên thứ ba có liên quan như nhân viên giám định, bác sĩ, cơ sở khám chữa bệnh, sửa chữa xe... Hiện chưa có quy định riêng về xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi BH và đang vận dụng các quy định về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức... để xử lý. Vì vậy, trong dự thảo bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Tài chính đã đề xuất hình sự hóa hành vi trục lợi BH, nếu trục lợi từ 20 triệu đồng bị phạt tiền gấp từ 2 - 3 lần số tiền đã chiếm đoạt hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; phạt tù từ 5 - 10 năm nếu trục lợi số tiền có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Theo thống kê sơ bộ trong giai đoạn 2007 - 2014, tổng số vụ trục lợi BH mà doanh nghiệp BH từ chối chi trả là gần 64.000 vụ, tăng trung bình 31%/năm. Tổng số tiền trục lợi khoảng 850 tỉ đồng, trung bình gần 110 tỉ đồng/năm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.