Cải thiện tính minh bạch trong quyết định hành chính

07/07/2015 18:49 GMT+7

(TNO) Quyết định hành chính (QĐHC) là công cụ quan trọng giúp các cơ quan nhà nước, bộ ngành, chính quyền các cấp triển khai chính sách và pháp luật. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản luật nào quy định các nguyên tắc cơ bản về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành tạo khuôn khổ pháp lý cho việc ban hành QĐHC.

(TNO) Quyết định hành chính (QĐHC) là công cụ quan trọng giúp các cơ quan nhà nước, bộ ngành, chính quyền các cấp triển khai chính sách và pháp luật. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản luật nào quy định các nguyên tắc cơ bản về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành tạo khuôn khổ pháp lý cho việc ban hành QĐHC.

Ông Đặng Đình Luyến phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Phan Thương
Ông Đặng Đình Luyến phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Phan Thương
Trong hai ngày 6 và 7.7, Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật Ban hành QĐHC, với sự tham gia của các chuyên gia pháp luật, đại biểu Quốc hội, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước một số tỉnh, thành. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến, Phó vụ trưởng Vụ pháp luật hình sự - hành chính Nguyễn Thị Hạnh chủ trì hội thảo. 
Ông Hoàng Thế Liên cho biết việc quy định luật Ban hành QĐHC hy vọng sẽ cải thiện được sự minh bạch và tính thống nhất trong việc ban hành các QĐHC. Cũng theo ông Liên, dự thảo luật dự kiến trình Quốc hội xem xét vào kì họp tháng 10 tới.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu góp ý những vấn đề chưa rõ, chưa hợp lý cần sửa đổi, bổ sung như: nên áp dụng pháp luật nào trong việc ban hành QĐHC vì hiện nay có một số luật chuyên ngành đã có quy định về việc ban hành QĐHC liên quan. Nếu luật gốc có hiệu lực thì sẽ triệt tiêu các luật chuyên ngành hay tiếp tục áp dụng nếu phù hợp; trách nhiệm cá nhân của người ban hành QĐHC; cơ chế ủy quyền sao cho phù hợp và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền; hiệu lực thi hành QĐHC tại sao phải đề ra là không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ban hành QĐHC mà không phải là có hiệu lực ngay…
Loại trừ QĐHC của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ?
Liên quan đến đối tượng áp dụng luật Ban hành QĐHC, dự thảo loại trừ các QĐHC của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra khỏi đối tượng điều chỉnh. Ban soạn thảo cho rằng thực tế số lượng QĐHC do Chính phủ ban hành rất hạn hữu, còn Thủ tướng Chính phủ ban hành phần lớn là QĐHC tác động đến nhóm đối tượng, có ít QĐHC tác động ra bên ngoài và hướng đến một cá nhân, tổ chức cụ thể.
Cho rằng quy định như trên là không ổn, vì Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành chính, là khuôn mẫu cho cả nước học tập theo, vậy nếu QĐHC của hai đối tượng này không được điều chỉnh ở đây thì sẽ được điều chỉnh bởi luật nào. Từ đó, nhiều đại biểu ý kiến đã là luật gốc, luật chung thì phải bao phủ hết, chỉ loại trừ những QĐHC mang tính chất nội bộ.
Ông Đặng Đình Luyến nhìn nhận nên đưa hai đối tượng đang tranh cãi này vào điều chỉnh thì sẽ phù hợp hơn. “Các loại văn bản pháp luật của chúng ta thì có ba loại: văn bản quy phạm pháp luật do luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh; văn bản pháp luật về tố tụng được quy định trong các bộ luật tố tụng và luật liên quan; còn lại văn bản hành chính chủ yếu là các QĐHC. Vì vậy, nếu các QĐHC là đối tượng điều chỉnh nhưng lại có những QĐHC được loại trừ như dự thảo đề ra thì liệu có hợp lý, phải bàn lại”, ông Luyến nói.
Tiếp thu những ý kiến tại hội thảo, ông Hoàng Thế Liên cho biết sẽ ghi nhận, tổng hợp các vấn đề lớn, chỉnh lý dự thảo để đưa ra một bản dự thảo phù hợp trình Quốc hội.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.