Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Yêu cầu đổi mới đặt ra cấp bách

23/01/2016 07:23 GMT+7

Phát biểu tại đại hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh nhấn mạnh đến yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay là phải cấp bách đổi mới chính trị.

Phát biểu tại đại hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh nhấn mạnh đến yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay là phải cấp bách đổi mới chính trị.

Ông Bùi Quang Vinh
- Ảnh: TTXVNÔng Bùi Quang Vinh - Ảnh: TTXVN
Phát biểu tại đại hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh nhấn mạnh đến yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay là phải cấp bách đổi mới chính trị.   Ông Vinh so sánh: Đầu thế kỷ 19, vào năm 1820, VN đã có vị thế rất đáng nể trong khu vực về dân số cũng như quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar gộp lại, gấp hơn 1,5 Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ mức trung bình của thế giới. Trong khi hiện nay, theo số liệu 2014, thu nhập bình quân đầu người của nước ta chỉ bằng 1/5 mức trung bình của thế giới, nghĩa là 2.052 USD so với gần 12.000 USD, chỉ bằng hơn 1/3 thu nhập bình quân của Thái Lan. “So sánh là khập khiễng, nhưng chúng ta đã có 40 năm hòa bình, 30 năm đổi mới. Đây là thời gian tương đương với thời gian để Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành những nền kinh tế phát triển”, ông Vinh phát biểu.   Hiệu quả  chưa như mong muốn  Nhấn mạnh hiện nay yêu cầu đổi mới đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết, nếu không muốn tụt hậu, không muốn nền kinh tế trì trệ kéo dài rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, ông Vinh nhắc lại nội dung quan trọng trong “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020” đã được thông qua tại Đại hội XI cách đây 5 năm, trong đó nêu rõ phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới, đổi mới chính trị phải đồng bộ đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội… Dẫn chiếu nội dung này trên thực tế, ông Vinh cho rằng 5 năm qua chúng ta đã tích cực đổi mới thể chế kinh tế và đạt một số kết quả nhất định, nhưng đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới trong 5 năm qua chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.  “Nhìn lại thực tế 30 năm qua, thành tựu lớn nhất, bao trùm nhất của công cuộc đổi mới đó là đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, chính nó đã làm thay đổi căn bản cuộc sống của chúng ta và đưa đất nước phát triển. Tuy vậy, 70 năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị gần như không thay đổi. Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh, nay không còn phù hợp nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách”, ông Vinh nhấn mạnh.  Từ phân tích trên, Bộ trưởng Vinh đề nghị: “Đảng là người lãnh đạo cao nhất đất nước, cần chủ động nghiêm khắc đánh giá lại chính mình, thực hiện nghiêm chỉnh những nghị quyết mà Đại hội Đảng toàn quốc quyết định, kiên quyết đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị để hoạt động hiệu quả hơn, thực chất hơn”.   Ba trụ cột đổi mới  thể chế kinh tế  Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, để đổi mới thể chế kinh tế, trọng tâm đổi mới giai đoạn tới phải dựa trên ba trụ cột chính: Thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững môi trường. Theo đó, VN phải có mức tăng trưởng cao và ổn định liên tục trong 20 năm tới với mức tăng thu nhập bình quân đầu người hằng năm 7% (tương đương mức tăng trưởng GDP hằng năm 8%), để đến năm 2035 đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 15.000 - 18.000 USD. Con đường duy nhất để đạt mục tiêu này là tăng năng suất.  Trụ cột thứ hai là phải tập trung cao độ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước, mà chủ yếu chính là doanh nghiệp tư nhân, cả chất lượng và số lượng, coi đây là nhiệm vụ của bộ máy nhà nước các cấp, sức khỏe của doanh nghiệp trong nước chính là sức khỏe nền kinh tế. “Trước mắt phải nâng cao cho được năng lực cạnh tranh, hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước thông qua việc hoàn thiện củng cố nền tảng của kinh tế thị trường, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản, và xác định các chính sách công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong tiết kiệm vốn, đất đai, tài nguyên, thông tin”, ông Vinh đề nghị.  Cụ thể hơn, theo ông Vinh, phải thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi, xây dựng những trung tâm hướng dẫn và đào tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, cung cấp kiến thức cũng như nguồn vốn qua quỹ, ngân hàng đầu tư mạo hiểm, nhằm tạo ra làn sóng khởi nghiệp và tinh thần mạnh mẽ trong toàn xã hội, coi vị thế doanh nghiệp là vị thế quốc gia.  Trụ cột thứ ba là nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước. Theo đó, phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua cơ chế hữu hiệu, kiểm soát và cân bằng giữa 3 nhánh quyền lực, tạo dựng khuôn khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin chính xác kịp thời của công dân, tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng. B.C - L.Q.P
       
Ông Vinh so sánh: Đầu thế kỷ 19, vào năm 1820, VN đã có vị thế rất đáng nể trong khu vực về dân số cũng như quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar gộp lại, gấp hơn 1,5 Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ mức trung bình của thế giới.
Trong khi hiện nay, theo số liệu 2014, thu nhập bình quân đầu người của nước ta chỉ bằng 1/5 mức trung bình của thế giới, nghĩa là 2.052 USD so với gần 12.000 USD, chỉ bằng hơn 1/3 thu nhập bình quân của Thái Lan. “So sánh là khập khiễng, nhưng chúng ta đã có 40 năm hòa bình, 30 năm đổi mới. Đây là thời gian tương đương với thời gian để Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành những nền kinh tế phát triển”, ông Vinh phát biểu.
Hiệu quả chưa như mong muốn
Nhấn mạnh hiện nay yêu cầu đổi mới đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết, nếu không muốn tụt hậu, không muốn nền kinh tế trì trệ kéo dài rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, ông Vinh nhắc lại nội dung quan trọng trong “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020” đã được thông qua tại Đại hội XI cách đây 5 năm, trong đó nêu rõ phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới, đổi mới chính trị phải đồng bộ đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội…
Dẫn chiếu nội dung này trên thực tế, ông Vinh cho rằng 5 năm qua chúng ta đã tích cực đổi mới thể chế kinh tế và đạt một số kết quả nhất định, nhưng đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới trong 5 năm qua chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.
“Nhìn lại thực tế 30 năm qua, thành tựu lớn nhất, bao trùm nhất của công cuộc đổi mới đó là đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, chính nó đã làm thay đổi căn bản cuộc sống của chúng ta và đưa đất nước phát triển. Tuy vậy, 70 năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị gần như không thay đổi. Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh, nay không còn phù hợp nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách”, ông Vinh nhấn mạnh.
Từ phân tích trên, Bộ trưởng Vinh đề nghị: “Đảng là người lãnh đạo cao nhất đất nước, cần chủ động nghiêm khắc đánh giá lại chính mình, thực hiện nghiêm chỉnh những nghị quyết mà Đại hội Đảng toàn quốc quyết định, kiên quyết đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị để hoạt động hiệu quả hơn, thực chất hơn”.
Ba trụ cột đổi mới thể chế kinh tế
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, để đổi mới thể chế kinh tế, trọng tâm đổi mới giai đoạn tới phải dựa trên ba trụ cột chính: Thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững môi trường. Theo đó, VN phải có mức tăng trưởng cao và ổn định liên tục trong 20 năm tới với mức tăng thu nhập bình quân đầu người hằng năm 7% (tương đương mức tăng trưởng GDP hằng năm 8%), để đến năm 2035 đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 15.000 - 18.000 USD. Con đường duy nhất để đạt mục tiêu này là tăng năng suất.
Trụ cột thứ hai là phải tập trung cao độ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước, mà chủ yếu chính là doanh nghiệp tư nhân, cả chất lượng và số lượng, coi đây là nhiệm vụ của bộ máy nhà nước các cấp, sức khỏe của doanh nghiệp trong nước chính là sức khỏe nền kinh tế. “Trước mắt phải nâng cao cho được năng lực cạnh tranh, hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước thông qua việc hoàn thiện củng cố nền tảng của kinh tế thị trường, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản, và xác định các chính sách công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong tiết kiệm vốn, đất đai, tài nguyên, thông tin”, ông Vinh đề nghị.
Cụ thể hơn, theo ông Vinh, phải thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi, xây dựng những trung tâm hướng dẫn và đào tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, cung cấp kiến thức cũng như nguồn vốn qua quỹ, ngân hàng đầu tư mạo hiểm, nhằm tạo ra làn sóng khởi nghiệp và tinh thần mạnh mẽ trong toàn xã hội, coi vị thế doanh nghiệp là vị thế quốc gia.
Trụ cột thứ ba là nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước. Theo đó, phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua cơ chế hữu hiệu, kiểm soát và cân bằng giữa 3 nhánh quyền lực, tạo dựng khuôn khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin chính xác kịp thời của công dân, tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.