Bình yên giữa nơi... náo nhiệt nhất thế giới

Những xô bồ, nhộn nhạo cùng dòng người đông như kiến ở khắp New York (Mỹ) bỗng dần biến mất khi chúng tôi rẽ từ phố Broadway sang Cortlandt. Phía trước, một màu xanh biếc vươn cao hiên ngang chọc trời hiện ra. Tháp đôi World Trade Center (WTC) mới cùng Khu tưởng niệm 11.9 ở ngay dưới chân chúng tôi…

Những xô bồ, nhộn nhạo cùng dòng người đông như kiến ở khắp New York (Mỹ) bỗng dần biến mất khi chúng tôi rẽ từ phố Broadway sang Cortlandt. Phía trước, một màu xanh biếc vươn cao hiên ngang chọc trời hiện ra. Tháp đôi World Trade Center (WTC) mới cùng Khu tưởng niệm 11.9 ở ngay dưới chân chúng tôi…

Hoa tưởng niệm và những cái tên anh hùng thuộc Sở chữa cháy New York ở lại mãi mãi Ground Zero nhắc nhớ về sự hy sinh trong thảm họaHoa tưởng niệm và những cái tên anh hùng thuộc Sở chữa cháy New York ở lại mãi mãi Ground Zero nhắc nhớ về sự hy sinh trong thảm họa
Tòa tháp đôi của ngày hè năm 2015 như xanh hơn, cao hơn, dịu mát và đầy hy vọng hơn. Đứng từ tượng Nữ thần Tự do ngoài biển nhìn vào, tòa tháp Tự Do (Freedom Tower cao 1776 feet trùng số năm lập quốc của Mỹ, tương đương 541,3 mét ) thay thế biểu tượng đã quỵ ngã 15 năm trước đang vươn cao chọc trời.
Sau bao đau thương, tòa tháp ấy tiếp tục như một biểu tượng khổng lồ ở New York để nhắc nhớ người Mỹ và nhân loại.
Thế giới xanh, không đồ sộ
Tháp Tự Do (Freedom) cao 1776 feet thay thế cho tháp đôi WTC nhìn từ tượng Nữ thần tự do vẫn là một biểu tượng chọc trời ở New York, Mỹ.
Thời tiết New York vào mùa hè không khá khẩm gì so với Sài Gòn, nắng cũng rất gắt. Nhiệt độ dù chỉ 23 - 25 độ C mà người cứ hầm hập bởi hơi nóng điều hòa cùng hơi người trên phố. Dân New York đông đen, chật chội hơn cả Sài Gòn. Khu trung tâm tài chính New York bức bối bởi hàng ngàn tòa nhà chọc trời phủ kín, như trò chơi xếp hình chúng mọc san sát nhau, lấp cả bầu trời.
Bốn giờ chiều, chúng tôi như ngộp thở trong dòng người xô bồ và hỗn loạn ở trung tâm tài chính đầu não của thế giới. Thế mà chẳng hiểu sao, đến gần cuối đường Cortlandt, sự yên bình dần hiện ra.
Người bắt đầu thưa thớt, sự ồn ào như bị bỏ lại sau lưng. Phia trước chúng tôi là công viên nhỏ tĩnh lặng Liberty, với hàng trăm cây sồi nghiêm trang, vững chải. Ngay phía sau hàng cây chính là tòa tháp đôi xanh biếc thay thế hai tòa tháp cũ bị khủng bố đâm sầm máy bay vào ngày 11.9.2001 lịch sử, cách đây gần 15 năm.
Biểu tượng mới chọc trời ở New York, Mỹ đứng sừng sững chọc trời

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những người thân của các nạn nhân thỉnh thoảng lại đến đây chỉ để chạm tay vào từng cái tên, hay đặt một bông hoa tưởng niệm. Lúc nào cũng vậy, nỗi đau 11.9 luôn âm ỉ và thật khó để trò chuyện về nỗi đau đó với họ.

Thầy Bruce Shapiro

Khu tưởng niệm 11.9 ở Ground Zero hiện ra trong yên bình, chỉ có tiếng nước chảy “rào rào” tươi mát bởi sự ngạc nhiên của chúng tôi. Ngay cả công trường đang xây dựng một cao ốc chọc trời ở đối diện cũng yên ắng như tờ. Những âm thanh hỗn độn, ồn ào của New York dường như không thể lọt vào thế giới này, nơi chỉ có quá khứ, tình thương yêu và sự san sẻ.
Khu tưởng niệm ra đời tròn 10 năm sau sự kiện nước Mỹ bị khủng bố bởi thiết kế của kiến trúc sư Michael Arad và nhà kiến trúc cảnh quan Peter Walker.
Những con số chết chóc, đau thương đã được hai kiến trúc sự thi vị hóa trong bản vẽ. Không lửa đạn, bom rơi, khói lửa hay sự đồ sộ thường thấy, thay vào đó là một cảnh quan xanh cùng nước non tươi mát, giúp mọi người đến đây được xoa dịu khỏi đau buồn của quá khứ.
Hai hồ nước Bắc – Nam vuông vức được xây dựng ngay trên chính nền cũ của tòa tháp đôi, ngày đêm tuôn chảy, gột rửa linh hồn của gần 3.000 nạn nhân, tượng trưng bởi 2983 cái tên nạn nhân thiệt mạng (trong vụ khủng bố 11.9 ở tòa tháp đôi, Lầu Năm Góc, ở Pennsylvania cùng 6 nạn nhân trong vụ ném bom vào WTC năm 1993) được khắc tỉ mĩ trên các tấm bảng đồng bao xung quanh hồ nước.
Người nằm xuống ở tòa tháp nào (Bắc – Nam) thì được khắc tên ở ngay hồ nước đấy. Được xem là hai thác nước nhân tạo lớn nhất Bắc Mỹ với độ sâu 9 mét, những dòng thác “rào rào” nối tiếp vừa hùng vĩ, vừa nghiêm trang như phản chiếu Những linh hồn đã khuất đúng với tên tác phẩm mà kiến trúc sư Michael Arad tạo nên để vượt qua 5201 tác phẩm dự thi đến từ 63 quốc gia.
Thác nước, phiến đá và những thanh đồng tạo nên không khí mát lạnh cho những linh hồn đã khuất
Người lớn đến Khu tưởng niệm để nhớ về quá khứ và dạy cho trẻ con những bài học lịch sử của Mỹ
Bình yên trong thế giới bất ổn
Chính nơi này, gần 3.000 con người từ hơn 90 quốc gia đã nằm xuống trong sự cực đoan và thù hằn của chủ nghĩa khủng bố. Những cái tên bao bọc hai hồ nước cứ chảy dọc trong suy nghĩ của chúng tôi. Nó gợi đủ màu da, sắc tộc, nghề nghiêp: Keiichiro, Alexey, Razuvaw, Karen Helene Schmidt…
Người lớn tuổi nhất nằm xuống đã 85 còn nhỏ nhất mà phải nhắm mắt ngủ mãi cũng chỉ mới vừa lên 2.
Đông đảo nhất trên những tấm bảng có lẽ là những “anh hùng, hiệp sĩ” của đội cứu hộ, cứu hỏa New York hay những người làm nghề lau chùi cửa sổ tòa tháp. Những cái tên ấy cứ chi chítì nối tiếp nhau hết tấm bảng đồng này đến tấm bảng khác.
Thật kỳ lạ, khi bạn chạm tay vào những cái tên, một cảm giác mát lạnh bỗng tỏa đi toàn thân. Tấm bảng đồng mát lạnh cùng tiếng rì rào của dòng thác như một nguồn dưỡng khí kỳ diệu, làm mát lành những vết thương buồn đau ngày nào. Không quá khó để thấy những bông hoa trắng nằm cạnh một cái tên. Con nít được người lớn dắt đến đây vừa chơi đùa vừa được nghe về bài học đau thương lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Khu vườn 11.9 thật sự bình yên, thoát khỏi sự xô bồ, bất an bên ngoài New York đầy náo nhiệt
Ở bất cứ đâu New York, bạn đều có thể dễ dàng tìm thấy thùng đựng rác nhưng nơi đây thì không. 5-10 phút, một anh chàng tay cầm đồ hốt rác xuất hiện “xin rác” trên tay mọi người. “Ở một nơi gần 3000 con người nằm xuống, chúng tôi không muốn linh hồn của họ bị ảnh hưởng bởi các vật dơ bẩn”, anh chàng này giải thích.
14 năm đã qua những cái tên ở đây vẫn luôn là sự tiếc thương đối với nhiều người Mỹ, những thân nhân của họ. Thầy Bruce Shapiro, giảng viên ở Trung tâm chấn thương Báo chí ĐH Columbia, New York nhận xét: người Mỹ vẫn không nguôi ngoai về vết thương 11.9, cho dù có trải qua bao nhiêu năm đi nữa.
“Ở một nơi gần 3000 con người nằm xuống, chúng tôi không muốn linh hồn của họ bị ảnh hưởng bởi các vật dơ bẩn”, anh chàng lao công giải thích.
“Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những người thân của các nạn nhân thỉnh thoảng lại đến đây chỉ để chạm tay vào từng cái tên, hay đặt một bông hoa tưởng niệm. Lúc nào cũng vậy, nỗi đau 11.9 luôn âm ỉ và thật khó để trò chuyện về nỗi đau đó với họ”, thầy Shapiro kể.
Thật vậy, khi chúng tôi cố bắt chuyện một phụ nữ Mỹ đang tìm thông tin về người thân, bà bảo “đợi chút” rồi đứng lặng, nhìn hồi lâu vào dòng thông tin ít ỏi: David Otey Campbell (51 tuổi, sinh tại New York và đang sống ở New Jersey), được khắc tên ở hồ nước phía Nam.
Hơn 10 phút sau, bà in vội mảnh giấy thân nhân của mình rồi quay qua nói: “Xin lỗi, tôi bận quá!”. Làm báo, nhiều lúc cũng thật khó để chúng tôi bắt một ai đó nhắc lại nỗi đau đang dần ngủ yên trong lòng họ. Nỗi đau ấy sau gần 15 năm như chìm vào một thế giới tĩnh lặng, bình yên giữa chốn nhộn nhịp và năng động nhất thế giới.
Tất cả tên của 2983 nạn nhân nằm lại vì khủng bố đều có sẵn trong máy để khách tham quan và người thân truy cập dễ dàng, tìm đúng vị trí cái tên được khắc trên hồ nước
Bảo tàng 11.9, nơi lưu giữ những ký ức về cuộc khủng bố đẫm máu mà nước Mỹ đã trải qua và giờ đây nhân loại đang đối mặt
Nỗi đau của toàn nước Mỹ đã hơn 14 năm, nó có thể tạm lắng dịu bởi người Mỹ, người dân New York nhưng ở thế giới phẳng toàn cầu thì vẫn luôn nhức nhối. Đây đó những cuộc tấn công đẫm máu của IS hằng ngày vẫn diễn ra tại Syria, hay vụ đánh bom, xả súng ở Paris, đánh bom ở Thái Lan cách đây còn chưa lâu. Không phải ngẫu nhiên mà sau vụ khủng bố ở Paris, website tưởng niệm 11.9 đã thay cờ Pháp và người New York cũng “Cầu nguyện cho người Paris”.
Ở đây, khu vườn tưởng niệm 11.9 vẫn bình yên ngày qua ngày nhưng thế giới thì vẫn cứ bất ổn mỗi ngày. Cũng giống như khi chúng tôi rời khỏi đây, vừa bước ra đường, anh cảnh sát New York tốt bụng đã vội chỉ dẫn: “Đeo máy ảnh chéo qua cổ chứ, kiểu này thì có nước làm mồi cho bọn cướp giật. Ở đây kinh lắm”.
Một lời nhắc nhở đủ mạnh để giật mình thấy rằng sự bình yên, an toàn luôn là một thứ quý giá mà thế giới và con người đã phải đánh đổi rất nhiều.
2983 tên nạn nhân được phân bố ra sao?
Có tổng cộng 2983 cái tên bao gồm: nam nữ, người già, trẻ em được khắc xung qua 2 hồ tưởng niệm Bắc – Nam, cả hai đều được phủ 76 miếng bảng đồng.
Hồ Bắc khắc tên: các nạn nhân làm việc và có mặt ở tháp WTC Bắc vào ngày 11.9; hành khách và phi hành đoàn chuyến bay 11 của American Airlines; những người chết trong vụ đánh bom 1993 ở WTC.
Hồ Nam: khắc tên các nạn nhân làm việc và có mặt ở tháp WTC Nam vào ngày 11.9; hành khách và phi hành đoàn chuyến bay 175 và 93 của United Airlines, chuyến bay 77 của American Airlines; những người làm việc và có mặt ở Lầu Năm Góc vào ngày 9.11; những người hùng có mặt đầu tiên để cứu nạn mọi người được vinh danh bởi Nhà Trắng vào ngày 9.9.2005.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.