Bắt chước… 'chết người'

Huy Đạt
Huy Đạt
20/04/2021 05:17 GMT+7

Thực trạng những video độc, xấu trên YouTube vẫn còn tồn tại, tạo nên hiểm nguy rình rập trẻ em.

Vụ học sinh ngộ độc tập thể vì “đồ chơi lạ” xảy ra ở Trường tiểu học số 1 Hòa Khương (H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), mà Thanh Niên đã phản ánh, đang được cơ quan chức năng mở rộng điều tra. Nhưng từ lời khai cung cấp thông tin ban đầu của phụ huynh cho thấy, đã có học sinh mua nhiều chất khác nhau để tự chế đồ chơi theo clip hướng dẫn trên YouTube, khiến 35 học sinh cùng trường bị ngộ độc.

Hết hồn với lời kể của học sinh nhập viện vì chơi đồ chơi “lạ”

Đáng nói, các em chưa thể phân biệt nội dung tốt và xấu ở thế giới thực, huống hồ thế giới ảo. Ở đó, một khi bị tiêm nhiễm nội dung xấu thì càng trở nên đặc biệt nguy hiểm. Các kênh YouTube đã nắm bắt được tâm lý tò mò, hay tưởng tượng một cách ngây ngô của trẻ em để sản xuất, đăng tải những clip hướng dẫn, kích thích nhằm đưa trẻ em đắm chìm, say mê “bảo mẫu công nghệ”.
Vụ ngộ độc tại Đà Nẵng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, việc học tập của các học sinh và là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc trẻ bắt chước “chết người” từ những thứ độc hại trên YouTube. Qua sự cố này, nhiều phụ huynh đã phải giật mình, tự vấn về lỗi của mình vì lâu nay “phó mặc” con cái cho mạng xã hội, smartphone… Nhiều phụ huynh không có sự kiểm soát chặt chẽ nội dung và giờ giấc mỗi khi con tiếp cận mạng xã hội. Vì thế, cũng không hay biết các clip đã tiêm nhiễm vào đầu con trẻ những nội dung gì, nguy hiểm thế nào...
Ngăn chặn các video clip trên môi trường internet đang “tấn công” con trẻ đang là một việc làm vừa cấp thiết vừa mang tính vĩ mô, lâu dài. Đặc biệt, phải có sự phối hợp giữa các bộ, ngành; thậm chí với những công ty cung cấp nội dung trực tuyến xuyên quốc gia. Nhưng trước mắt, phụ huynh hãy là người hiểu con nhất, luôn để mắt triệt để đến con em mình từ việc ăn uống, xem, nghe, đọc và thậm chí... chơi đồ chơi gì.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.