Bão số 2 đổ bộ đất liền, mưa lớn khắp cả nước

02/08/2020 07:07 GMT+7

Dự báo chiều và tối nay (2.8), bão số 2 sẽ đổ bộ đất liền, ảnh hưởng các tỉnh nam đồng bằng Bắc bộ và bắc Trung bộ.

Đặc biệt, hoàn lưu bão số 2 kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa tây nam gây ra mưa lớn rộng khắp cả nước.

Cảnh giác với mưa lớn cực đoan

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết trưa qua 1.8 áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành cơn bão số 2, có tên quốc tế là Sinlaku. Lúc 22 giờ tối qua, tâm bão ở khoảng 19,1 độ vĩ bắc và 107,5 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Thái Bình - Nghệ An khoảng 200 km về phía đông nam. Vùng gần tâm bão, sức gió mạnh nhất ở cấp 8, tức từ 60 - 75 km/giờ, giật cấp 10 và di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20 km.
Trong ngày 1.8, Thủ tướng Chính phủ có công điện gửi các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, TP.Hà Nội và các bộ, ngành T.Ư yêu cầu triển khai các biện pháp ứng phó bão số 2 và mưa lớn phức tạp sau cơn bão.
Đến 10 giờ sáng nay (2.8), tâm bão trên đất liền các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo đến khoảng chiều và tối nay, bão số 2 đi vào đất liền các tỉnh từ Ninh Bình đến Hà Tĩnh và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết cơn bão số 2 có hoàn lưu và vùng mây rất rộng. Khi hoàn lưu bão kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới ở các tỉnh Bắc bộ và bắc Trung bộ; đồng thời kết hợp với gió mùa tây nam ở các tỉnh phía nam sẽ gây ra mưa lớn rộng khắp cả nước. “Các địa phương cần đặc biệt đề phòng có mưa lớn cực đoan, đặc biệt ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh dự báo có mưa lên tới 600 - 700 mm gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng thấp. Ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thái Bình đề phòng nước dâng kết hợp với triều cường cao từ 3,5 - 4,5 m”, ông Khiêm nói thêm.

Mưa lũ bao vây, người dân leo cây cầu cứu

Đảm bảo an toàn cho người dân

Trong ngày 1.8, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai với 21 tỉnh, TP để triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó bão số 2.

Sạt lở hơn 70 m đê quốc phòng tại Kiên Giang

 Đến ngày 1.8, lực lượng chức năng và người dân địa phương đã gia cố thành công 2 đoạn đê bao quốc phòng thuộc H.An Minh (Kiên Giang) bị sạt lở. Trước đó, liên tục trong hai ngày 30 - 31.7, mưa lớn kéo dài kết hợp triều cường dâng cao đã làm sạt lở 2 đoạn đê quốc phòng chiều dài trên 70 m, chiều rộng khoảng 10 m, thuộc ấp Cây Gõ, xã Vân Khánh Tây, H.An Minh. Trong đó, có đoạn 20 m bờ đê bị nước biển cuốn trôi.

Bão số 2 kèm theo lốc xoáy làm hư hỏng hàng trăm căn nhà, trụ sở, trường học

Ngay sau đó, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy quân sự H.An Minh phối hợp lực lượng chức năng và người dân địa phương có mặt tại hiện trường, sử dụng 2 máy cuốc chuyên dụng, cây tràm, cây dừa và đất, khẩn trương gia cố đoạn đê vỡ.
Xuân Lam - Bách Hỷ'
Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương phải rà soát thật kỹ, chi tiết từng khu vực, đặc biệt là vùng núi trung du, miền núi. Khi đánh giá có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất phải kiên quyết sơ tán người dân đến nơi an toàn trước khi có mưa lũ. “Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các địa phương phải rà soát, chuẩn bị nhiều phương án sơ tán người dân để vừa đảm bảo an toàn trong mưa bão, nhưng cũng phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Cứu 2 ngư dân trôi dạt trong đêm từ Sơn Trà đến Cù Lao Chàm

 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.