Báo động an toàn vệ sinh thực phẩm

18/12/2015 08:48 GMT+7

Ngày 17.12, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Đặng Việt Dũng tổ chức đối thoại với các cơ quan chủ quản liên quan đến vấn đề ATVSTP như: Sở Y tế, Sở NN-PTNT, Sở Công thương, Công an TP...

Ngày 17.12, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Đặng Việt Dũng tổ chức đối thoại với các cơ quan chủ quản liên quan đến vấn đề ATVSTP như: Sở Y tế, Sở NN-PTNT, Sở Công thương, Công an TP...

Chế biến mỡ bẩn bị phát hiện tại Đà Nẵng - Ảnh: Nguyễn TúChế biến mỡ bẩn bị phát hiện tại Đà Nẵng - Ảnh: Nguyễn Tú
Ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng chia sẻ tại các vùng sản xuất rau của TP chỉ cung cấp được 5% rau trên tổng nhu cầu; cả thịt gia súc, gia cầm đều phải nhập lượng rất lớn từ các tỉnh, thành khác.
“Thế nhưng, hiện chưa có chế tài gì về quản lý rau củ quả, nên rất khó kiểm tra. Trong báo cáo của chúng tôi theo đề án giám sát rau củ quả, kiểm tra 930 mẫu, chỉ có 8 mẫu nhiễm, quả thật là rất tốt, nhưng thực tế không phải vậy”, ông Trần Viết Phương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho hay.
Ông Phương cho biết thêm nguyên nhân là dụng cụ để kiểm tra test sản phẩm chỉ tìm ra được 2 nhóm dư lượng hóa chất, còn 7 loại khác thì không kiểm tra được. Riêng kiểm tra vi sinh và dư lượng chất bảo vệ thực vật, thì phải xét nghiệm mỗi mẫu từ 2-4 triệu đồng là không đủ kinh phí để xét nghiệm. Ông Đặng Việt Dũng lo lắng: “Thịt, rau, trái cây thì vậy, còn những thực phẩm ăn hằng ngày thì sao. Như mì, bún, phở, làm sao xử lý để họ không trộn chất phụ gia để làm ra những thực phẩm ăn hằng ngày như hiện nay, tiêm chất độc từ từ vào mỗi nhà?”.
Đại diện Sở Công thương cho rằng hiện thực trạng sản xuất bún có 2 chất là hàn the và tinopal để tạo dẻo và làm trắng, nhưng hiện vẫn khó kiểm tra vì... không có kinh phí và nhân lực. Đại tá Trần Thanh Nhơn, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP.Đà Nẵng) chia sẻ, mới đây khi phòng phát hiện vụ sản xuất mỡ bẩn, thì hộ này cho hay chế biến để bán cho các quán ăn nhỏ lẻ, hoặc xuất đi các tỉnh khác.
“Đây là hành vi ảnh hưởng rất lớn đến sinh mạng con người, nhưng theo khung xử phạt thì chỉ từ 3,5 - 4 triệu đồng. Rõ ràng không hề có tính răn đe với cách sản xuất siêu lợi nhuận này, nên người sản xuất coi thường. Với khung phạt như vậy tự mình trói tay mình trong xử lý”, đại tá Nhơn cho hay.
Ông Nguyễn Út, Phó giám đốc Sở Y tế thì hài hước: “Có thể nói là may mắn, chứ với thực trạng thực phẩm như hiện nay, ngộ độc luôn rình rập. Những bếp ăn tập thể với các suất ăn công nghiệp, hay các đám cưới... nếu ngộ độc thì không đủ bệnh viện để điều trị chứ chẳng chơi. Nhiều nhà hàng nói thiệt đi kiểm tra xong mình không dám ăn”. Trong khi đó, ông Lê Văn Thêm, Phó phòng Y tế Q.Thanh Khê cho rằng việc kiểm tra hơn 500 hàng quán thức ăn đường phố - nơi có nguy cơ cao về thực phẩm bẩn, trôi nổi rất khó thực hiện.
Ông Đặng Việt Dũng cho rằng: “Phải kiểm tra thật mạnh, xử lý thật nghiêm, chạm trần khung xử phạt để răn đe”. Về lâu dài, ông Dũng nói: “Đà Nẵng hướng đến là TP an bình. Không chỉ an bình về an ninh, về không gian mà cả chất lượng thực phẩm. Để du khách và người dân thực sự được bảo vệ trong chính bữa ăn của họ!”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.