Bác sĩ nói gì về 'thú đau thương'... trộm đồ lót?

Duy Tính
Duy Tính
02/10/2019 10:56 GMT+7

Theo bác sĩ, trộm đồ lót có thể được hiểu là bệnh "loạn dục đồ vật". Khi có cơn xung động thì người bệnh sẽ bất chấp tất cả, để chạy đi tìm đồ vật họ thích... nhằm thỏa mãn.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 tâm thần kinh Trần Minh Khuyên, phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 TP.HCM, thì hành vi trộm đồ lót của một vị phó chủ tịch xã, hay vụ người lạ "khều" đồ lót, là một bệnh lý trong chuyên khoa tâm thần. Theo ICD 10 (bảng phân loại quốc tế về bệnh lý) thì hành vi “loạn dục đồ vật” có mã số F65.0.

Hình ảnh vụ trộm đồ lót ở Bình Phước được camera an ninh ghi lại

Người mắc bệnh này thường sử dụng một số đồ vật vô tri như là 1 kích thích gợi dục và thoả mãn tình dục. Các đồ vật gợi dục tùy theo từng người (áo ngực, quần lót nữ...).
Các bệnh nhân này thường có cơn xung động khi đang làm việc, người bệnh bứt rứt đứng ngồi không yên buộc phải chạy ra ngoài để đi tìm các đồ vật đó... Chẳng hạn như đến các nhà trọ nữ ăn trộm quần áo lót họ đem về cầm nắm, ngửi, để trong người và thỏa mãn... cơn khoái cảm lên tột đỉnh như là quan hệ tình dục. Sau đó họ qua cơn và trở lại làm việc bình thường.
Theo bác sĩ Khuyên, ông đã nhiều lần giám định pháp y về các ca này, họ vào nhà ăn trộm và bi phát hiện, nhưng đối tượng không lấy nhưng vật có giá trị như điện thoại, xe cộ nhưng họ chỉ lấy đồ lót... Vì vậy họ bị mọi người nói là biến thái. Cuối cùng đi giám đinh, xác định họ bị bệnh "loạn dục đồ vật" nên họ không truy tố, chỉ đưa đi trị bệnh bắt buộc.
Bác sĩ Khuyên cho rằng, việc kỷ luật một người bi bệnh như thế thì không có tác dụng, hay việc bỏ tù 1 người bệnh có bệnh lý tâm thần thì không đúng. Bỏ tù 1 người là răn đe dạy dỗ, nhưng với người bệnh tâm thần thì việc bỏ tù, kỷ luật thì không có tác dụng, không đúng, bởi khi có cơn xung động thì họ sẽ bất chấp tất cả để chạy đi tìm đồ vật yêu thích nhằm để thỏa mãn.
Việc trộm đồ lót được hiểu là chứng "loạn dục đồ vật" cần phải trị liệu; điều trị tâm lý về hành vi. Nếu người bệnh có rối loạn lo âu hay trầm cảm thì dùng thuốc giảm rối loạn lo âu, trầm cảm…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.