Bà Nguyễn Thị Kim Tiến rời ‘ghế nóng’ Bộ trưởng Y tế

Vũ Hân
Vũ Hân
23/11/2019 06:31 GMT+7

Sau khi rời ghế B ộ trưởng Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến giữ chức Trưởng ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe T.Ư.

Chiều 22.11, Quốc hội (QH) đã biểu quyết miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Việc miễn nhiệm được QH tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.

30 phiếu không nhất trí miễn nhiệm

Cũng trong chiều 22.11, với 456 phiếu hợp lệ tán thành (chiếm 94% tổng số ĐB), QH đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, đối với ông Nguyễn Khắc Định. QH cũng biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm ông Định với tỷ lệ 438/438 ĐB có mặt tán thành (chiếm 90,68% tổng số ĐB).
Ông Nguyễn Khắc Định trước đó đã được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Ông Nguyễn Khắc Định, 55 tuổi, là Ủy viên T.Ư Đảng khóa 12, ĐBQH khóa 14. Ngày 25.11, Ủy ban Thường vụ QH sẽ trình danh sách đề cử để QH bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật thay ông Định.
Trước khi bỏ phiếu, QH đã họp kín tại đoàn về nội dung này. Kết quả kiểm phiếu: có 424 phiếu (chiếm 87% tổng số đại biểu - ĐB) tán thành miễn nhiệm đối với bà Tiến, 30 phiếu không tán thành (chiếm 6% tổng số ĐB). Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế cũng có 29 ĐB không tán thành. Số ĐB tán thành là 395/431 ĐB có mặt (81,78% tổng số ĐB). 7 ĐB không biểu quyết. Sau khi được miễn nhiệm, bà Tiến giữ chức Trưởng ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe T.Ư. Trước đó, Bộ Chính trị cũng đã phân công Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế thay bà Tiến.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến 60 tuổi, quê H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh; là Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng khóa 10, Ủy viên T.Ư Đảng khóa 11; ĐBQH khóa 12, 13. Bà giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế từ năm 2011.
Trong chương trình làm việc của QH có dự kiến dành thời gian cho nhân sự được miễn nhiệm phát biểu. Tuy nhiên, theo Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, QH có mời bà Nguyễn Thị Kim Tiến đến dự phiên làm việc này, nhưng bà Tiến báo cáo bận, không tới.

Đại biểu QH nói về bà Tiến

Không cấp hộ chiếu ngoại giao cho ủy viên ban thường vụ tỉnh/thành ủy 

Ngày 22.11, QH thông qua luật Xuất cảnh, nhập cảnh đối với công dân VN; luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương và luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).
Tại dự án luật Xuất cảnh, nhập cảnh vừa được thông qua, ngoài quy định 9 đối tượng bị hoãn xuất cảnh, QH cũng quyết định không mở rộng đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao (điều 8) và hộ chiếu công vụ (điều 9).
Giải trình ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao với ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy TP trực thuộc T.Ư, Ủy ban Thường vụ QH cho rằng, nếu các đối tượng trên (trung bình mỗi địa phương có khoảng 14 người) được cấp, sẽ dẫn đến mất công bằng với các bộ, cơ quan ngang bộ (có khoảng 6 người được cấp) và phá vỡ cơ cấu thành phần đối tượng cấp hộ chiếu ngoại giao.
Nếu bổ sung đối tượng trên, để bảo đảm công bằng, thì cần phải bổ sung đối tượng là ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban cán sự Đảng của các bộ, cơ quan ngang bộ; ủy viên các cơ quan thuộc Ban Chấp hành T.Ư Đảng, cơ quan khác do Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng thành lập... sẽ làm gia tăng số lượng hộ chiếu ngoại giao, làm giảm giá trị của cuốn hộ chiếu này trên trường quốc tế và làm ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Do đó, dự án luật chỉ cấp hộ chiếu ngoại giao “người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan do Chính phủ thành lập”.
Luật cũng quy định 4 đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn gồm: người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay; người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu; người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân; người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh.
Bên lề QH, một số ĐB đã chia sẻ nhận định về nhiệm kỳ của nguyên Bộ trưởng Y tế. ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy, Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội, cho rằng trong thời gian bà Tiến làm Bộ trưởng, ngành y đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, như tình trạng quá tải, thái độ phục vụ của cán bộ y tế được cải thiện.
"Khi đi tiếp xúc cử tri nhiệm kỳ trước, chúng tôi còn nghe nhiều lời ta thán về ngành y tế, nhưng nhiệm kỳ này, những bức xúc, kêu than đã giảm đi nhiều”, bà Thúy cho biết. ĐB này cũng đánh giá bà Tiến “là nhà khoa học, nắm vững chuyên môn”, tuy trong quản lý nhà nước, quản lý ngành còn vướng tình trạng chậm ban hành các văn bản hướng dẫn, nhưng “đây là tình trạng chung các bộ, ngành, không riêng ngành y tế”.
Là người trong ngành, ĐB Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho rằng “Bộ trưởng Tiến là người quyết liệt, nói là làm và đã làm là làm tới cùng”. Trong nhiệm kỳ của mình, Bộ trưởng Tiến đã giúp ngành y tế thay đổi nhiều khía cạnh, nhất là thái độ khám chữa bệnh, chất lượng bệnh viện (BV). Đơn cử, năm 2012 gần như toàn bộ BV trong cả nước chỉ đạt chất lượng mức 2, nhưng đến nay hầu hết đã đạt các chỉ tiêu đánh giá ở mức 4.
“Chất lượng BV được cải thiện nhiều, đời sống cán bộ y tế tăng lên qua cơ chế tự chủ lương cán bộ y tế có cải thiện đáng kể”, bà Yến cho biết.
Tuy nhiên, cũng còn một số khía cạnh mà bà Yến kỳ vọng thời gian tới ngành y tế sẽ cải thiện tốt hơn là y tế dự phòng, y tế cơ sở, do vấn đề môi trường hiện nay sẽ phát sinh nhiều bệnh tật.
ĐB Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Tim Hà Nội, cũng đánh giá trong gần 2 nhiệm kỳ điều hành, bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã rất quyết liệt trong việc thay đổi hành vi, thái độ ứng xử của cán bộ, nhân viên y tế, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.
“Kết quả khảo sát độc lập cho thấy sự hài lòng của người bệnh đã tăng lên, đây là thành quả rất quan trọng”, ông nói. Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng ghi nhận bà Tiến đã rất quyết liệt trong giảm tải BV, đặc biệt là tuyến T.Ư.
Chia sẻ về việc chuyển giao lãnh đạo, mối lo “tân quan tân chính sách”, ông Tuấn cho rằng người dân sẽ đánh giá, kiểm soát, giám sát ngành y.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.