Ba năm sống cùng chiếc chân bị hoại tử

07/03/2013 17:34 GMT+7

(TNO) Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân 9 tuổi vào điều trị với chân trái hoại tử hình thành ổ chứa giòi. Đây chỉ là một trong số nhiều trường hợp tai biến do trị gãy, rạn xương bằng bó lá.

>> Bệnh viện bảo gãy xương, pháp y nói lành lặn!
>> Nỗi lo gãy xương cẳng chân
>> Giảm nguy cơ gãy xương hông
>> Thiếu vitamin D, dễ gãy xương
>> Phẫu thuật đục thủy tinh thể ngừa... gãy xương
>> Thuốc cho người gãy xương

Đó là trường hợp của cháu Hảng Thị Dùa, 9 tuổi, người dân tộc Mông ở xã Nam Khắc, H.Mù Căng Chải, tinh Yên Bái.

Chị Lê Thị Thúy Vinh (người đưa cháu bé về Hà Nội chữa bệnh) cho biết, mới đây, các thành viên thuộc Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã của Việt Nam đến công tác tại nơi gia đình bé Dùa sinh sống tình cờ biết được bệnh của cháu Dùa và đã đưa cháu về Hà Nội cứu chữa. Vì cháu bé không nói được tiếng Kinh nên đã nhờ trưởng bản và người anh họ cùng đưa cháu bé về Hà Nội, đồng thời là người phiên dịch trong thời gian bé Dùa chữa bệnh.

Khoảng 3 năm trước, lúc bé Dùa lúc đó mới 6 tuổi ngã bị rạn xương. Cháu đã được đưa đến bệnh viện huyện xử lý vết thương. Sau khi về nhà, mặc dù phát hiện chân con bị thối rữa, mưng mủ nhưng vì nhà nghèo, không có điều kiện cho con đi chữa bệnh nên bố mẹ bé Dùa chỉ lấy thuốc Nam đắp trực tiếp lên vết thương và buộc lại bằng một chiếc giẻ. Chân bé Dùa ngày càng hoại tử sâu khiến cô bé lúc nào cũng trong tình trạng đau nhức, ngây ngây sốt, chân bốc mùi hôi do hoại tử. 

 chấn thương
Cháu Dùa được điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Việt Đức HN - Ảnh: Thúy Anh

Theo bác sĩ Phan Bá Hải, khoa Chấn thương Chỉnh hình (BV Việt Đức), cách đây một tuần bé Dùa đã được các bác sĩ phẫu thuật lấy xương chết và nạo tổ chức viêm để cứu sống chiếc chân trái cho cháu bé.

Bác sĩ Hải cho biết, đến chiều 7.3 sức khỏe bé Dùa đã dần ổn định. Tuy nhiên hậu quả của phần xương viêm khiến chân rất khó khăn trong co duỗi, đi lại. Khoảng 3-6 tháng tới cháu còn phải trải qua một đợt phẫu thuật can thiệp gối nữa để cải thiện được tình trạng vận động khớp gối. 

Không điều trị theo kinh nghiệm

Theo PGS - TS Ngô Văn Toàn, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Việt Đức, tại khoa thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị tai biến lệch vẹo do điều trị gãy xương bằng đắp lá do kinh nghiệm hoặc đắp lá của ông bà lang.

Mới đây là một bệnh nhân nữ 53 tuổi ở ngoại thành Hà Nội gãy xương đùi, đến viện trong tình trạng một chân đã bị co ngắn, liền lệch do đắp lá nhiều ngày, khi đến phải phẫu thuật “phá dỡ” phần liền lệch, sắp xếp lại xương khiến việc điều trị rất khó khăn. Bệnh nhân không thể phục hồi lại được các chức năng.

                                                            Nam Sơn - Thúy Anh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.