Đến trưa 13.10, theo nguồn tin của
Thanh Niên, các lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tiếp cận hiện trường để ứng cứu vụ
sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 (thuộc thượng nguồn sông Bồ, xã Phong Xuân, H.Phong Điền, Thừa Thiên - Huế).
Xe đặc chủng, xe cứu thương cũng đã tập kết nhưng chưa thể vào khu vực xảy ra sự cố
|
Sáng cùng ngày, Ban Chỉ huy tiền phương của tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quân khu 4 họp khẩn để tìm phương án cứu hộ cứu nạn đối với sự cố sạt lở thủy điện Rào Trăng 3. Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế; trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 và ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cùng có mặt tại khu vực được thiết lập để chỉ huy công tác cứu hộ. Lực lượng cứu hộ được huy động gồm quân đội, công an, y tế...
Sạt lở thủy điện Rào Trăng 3: 30 người bị mất liên lạc
|
Ít nhất 1 người tử vong trong vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3
Theo nguồn tin của
Thanh Niên, đoàn ứng cứu đầu tiên do ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, dẫn đầu cùng lực lượng Bộ chỉ huy
Quân sự tỉnh và Quân khu 4 vào tới trạm bảo vệ rừng, cách Phong Xuân khoảng 18 km, thì trời tối và vẫn đang mắc kẹt giữa rừng.
Các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn gồm xe đặc chủng, xe cứu thương cũng đã tập kết nhưng chưa thể vào khu vực xảy ra sự cố vì đường độc đạo vào nhà máy này hiện đang sạt lở và nhiều tuyến qua ngầm, trần vẫn đang ngập sâu
|
Tại xã Phong Xuân, các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn gồm xe đặc chủng, xe cứu thương cũng đã tập kết nhưng chưa thể vào khu vực xảy ra sự cố vì đường độc đạo vào nhà máy này hiện đang sạt lở và nhiều tuyến qua ngầm, trần vẫn đang ngập sâu.
Tuy nhiên, chiều nay, 13.10, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo của Bộ NN-PTNT xác nhận có 17 công nhân thủy điện và 13 người trong lực lượng tìm kiếm hiện đang mất liên lạc sau các sự cố nói trên.
Hiện cơ quan chức năng đang thành lập Sở chỉ huy tiền phương để lên phương án cứu hộ, cứu nạn. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đang trên đường đến hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.
Các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn gồm xe đặc chủng, xe cứu thương cũng đã tập kết nhưng chưa thể vào khu vực xảy ra sự cố
|
Trực thăng cứu hộ chưa thể xuất phát do thời tiết xấu
Thông tin ban đầu, một lán trại của đội công nhân đang thi công dự án thuỷ điện này đã bị vùi lấp do sạt lở khu vực núi phía trên. Được biết, lán trại thời điểm ấy có khoảng hơn 10 công nhân.
Các phương tiện đã tập kết nhưng chưa thể vào khu vực xảy ra sự cố
|
Như Thanh Niên đã đưa, một số người dân đã gọi điện cầu cứu đến lãnh đạo tỉnh, cho biết họ đang gặp nạn, mắc kẹt tại nhà điều hành của công trình thủy điện Rào Trăng 3 vì đất sạt lở.
Nhận được thông tin, Đoàn cứu hộ cứu nạn đầu tiên do Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Thanh Bình phụ trách đã lên đường và suốt đêm 12.10 và vẫn đang trên đường vào thủy điện xảy ra sự cố.
Đoàn thứ 2 do Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ dẫn đầu cùng với lực lượng cứu hộ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tìm cách đến hiện trường để ứng cứu nhưng phải quay trở lại vì trời tối và đường đi bị sạt lở, ngập lũ.
Các lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tiếp cận hiện trường để ứng cứu vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3
|
Xe đặc chủng, xe cứu thương cũng đã tập kết nhưng chưa thể vào khu vực xảy ra sự cố
|
Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 được cấp phép đầu tư vào đầu tháng 11.2008 (vị trí tại xã Phong Xuân, H.Phong Điền, Thừa Thiên - Huế), Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư. Nhà máy có công suất lắp máy 11 MW, với tổng nguồn vốn đầu tư 290,8 tỉ đồng. Diện tích đất dự kiến sử dụng là 11,1 ha; trong đó diện tích khu vực lòng hồ là 8,8 ha, còn lại là khu vực nhà máy, tuyến áp lực, tuyến năng lượng và công trình phụ trợ. Đến nay, Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đã hoàn tất 90% hạng mục xây dựng.