Thời mới ở Myanmar

01/02/2016 09:00 GMT+7

Với việc Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) với thủ lĩnh là bà Aung San Suu Kyi kiểm soát lưỡng viện lập pháp từ ngày 1.2, một thời kỳ chính trị mới bắt đầu ở Myanmar.

Với việc Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) với thủ lĩnh là bà Aung San Suu Kyi kiểm soát lưỡng viện lập pháp từ ngày 1.2, một thời kỳ chính trị mới bắt đầu ở Myanmar.

Bà Aung San Suu Kyi trong phiên họp cuối cùng của quốc hội do quân đội nắm giữ - Ảnh: ReutersBà Aung San Suu Kyi trong phiên họp cuối cùng của quốc hội do quân đội nắm giữ - Ảnh: Reuters
Giới quân sự và đảng chính trị của giới quân sự chính thức chấm dứt thực quyền sau nhiều thập niên.
Đảng NLD đã đạt được mục tiêu phấn đấu bền bỉ kể từ khi bị giới quân sự tước mất chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1990 và bà Aung San Suu Kyi đã tới được đỉnh cao nhất trong sự nghiệp chính trị cho dù hiện không thể trở thành tổng thống mới.
Bầu tổng thống mới và thành lập chính phủ mới sẽ là những công việc đầu tiên của quốc hội mới ở Myanmar và sẽ đưa lại bằng chứng đầu tiên về năng lực cầm quyền của NLD cũng như của bà Suu Kyi trong việc giải quyết ổn thỏa tất cả những vấn đề đối nội và đối ngoại hiện đang đặt ra cho đất nước này.
Giới quân sự ở Myanmar tuy mất thực quyền nhưng vẫn nắm giữ vai trò và uy lực không hề nhỏ. Vì thế, thách thức lớn nhất đối với NLD và bà Suu Kyi là xử lý ổn thỏa mọi khía cạnh trong mối quan hệ với giới quân sự.
Cách hành xử của chính quyền cũ và thái độ của giới quân sự cho thấy ở Myanmar đến nay đã có được sự chuyển giao quyền lực êm thấm.
Quá trình cải cách chính trị và dân chủ hóa ở nước này không bị đảo ngược mà tiến triển trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Có thể coi đó là biểu hiện về “đầu đã xuôi” và cơ sở để có thể kỳ vọng là rồi “đuôi cũng sẽ lọt”. Cử tri nơi này gửi gắm mong đợi rất lớn vào NLD. Đáp ứng mong đợi này chắc chắn sẽ khó khăn hơn việc thắng cử đối với NLD và bà Suu Kyi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.