Thôi các mẹ ơi, đừng dạy con bằng cổ tích nữa!

22/08/2015 13:33 GMT+7

Trước hết, tôi không có ý định làm tổn thương thứ mà người ta vẫn quen gọi là “tinh hoa văn hóa”. Nhưng trong nhiều truyện cổ tích, tôi có cảm giác rằng tác giả của chúng mang tư duy lệch lạc, hoặc chí ít là không phù hợp với tiêu chuẩn văn minh hiện nay.

Trước hết, tôi không có ý định làm tổn thương thứ mà người ta vẫn quen gọi là “tinh hoa văn hóa”. Nhưng trong nhiều truyện cổ tích, tôi có cảm giác rằng tác giả của chúng mang tư duy lệch lạc, hoặc chí ít là không phù hợp với tiêu chuẩn văn minh hiện nay.

Những câu chuyện cổ tích như Tấm Cám không còn hợp với thời đại?  - Ảnh chụp màn hìnhNhững câu chuyện cổ tích như Tấm Cám không còn hợp với thời đại
Cách nay vài năm, rộ lên một đợt người ta băn khoăn tại sao cô Tấm thoát chết rồi, lại làm hoàng hậu rồi mà vẫn lập mưu giết cô Cám rồi lấy xác làm mắm gửi cho bà mẹ ghẻ. Ác đến thế là cùng, ác gấp mấy lần những gì mẹ con cô Cám đã làm với cô Tấm.
Tôi hiểu, cổ tích là ước mơ của người xưa. Những cô gái đói nghèo như cô Tấm mơ làm hoàng hậu; những bần cố nông như anh Khoai muốn vươn lên mơ ước được làm chồng của con gái phú ông.
Nhưng hãy đọc lại những truyện tương tự như Cây tre trăm đốt, từng được đưa vào sách giáo khoa thời tôi còn học tiểu học. Bạn sẽ dạy gì cho con bạn ở hình ảnh một anh Khoai làm lụng quần quật cho phú ông vì một lời hứa “sẽ gả con gái cho”? Bạn sẽ nói gì với con bạn về việc anh Khoai trì độn bị lừa vào rừng để tìm “cây tre trăm đốt” – một thứ không bao giờ có?
Và, bạn sẽ giảng giải như thế nào với đám trẻ về việc anh Khoai đã hô “khắc nhập” để dính bố mẹ vợ vào cây tre rồi ép phú ông phải gả con gái cho mình?
Thứ nhất, cổ tích Việt Nam có một thứ nội dung dị dạng khi những người giàu luôn là người xấu, và những người đói nghèo luôn là người tốt đẹp, trong sáng tuyệt vời. Điều này cực kỳ phi lý, đó có lẽ là sự ganh ghét, đố kị của một dân tộc ngàn năm vui lòng với cái nghèo? Không, cũng chính người xưa đã nói, chỉ có bần cùng mới sinh đạo tặc, người ta không nhất thiết phải độc ác, phải chanh chua, ngoa ngoắt khi người ta không phải giành giật từng miếng ăn.
Không, nghèo chẳng hay ho gì. Những ước mơ cổ tích đó đương nhiên không còn phù hợp với trẻ em sinh trưởng trong một gia đình giàu có. Và chúng càng không phù hợp với đám trẻ sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó khi nuôi lớn tâm lý tự ti thỏa mãn với cái nghèo nhờ cổ tích. Và trên hết, đám trẻ nghèo sẽ thiếu động lực vươn lên khi cho rằng mỗi lúc khó khăn sẽ có một ông bụt hiện lên giúp mình, mình sẽ may mắn chỉ vì mình nghèo.
Nên chăng, hãy mua cho con đọc sách dạy làm giàu, đừng mua truyện cổ tích cho tương lai chúng đói nghèo hơn.
Tiếp đến, hãy nói về hôn nhân trong cổ tích. Bạn nghĩ xem, trong truyện Cây tre trăm đốt, cô con gái phú ông sẽ chọn một anh Khoai to khỏe nhưng trì độn hay chọn anh con trai một phú ông khác cùng đẳng cấp với mình? Bất kỳ phụ nữ nào trên đời cũng cần một chỗ dựa về mặt vật chất và tinh thần. Anh Khoai nghèo thì không thể là chỗ dựa về vật chất; anh Khoai dốt thì không thể là chỗ dựa vào tinh thần.
Nếu đủ thực dụng, tôi tin rằng bạn hãy dạy cho con gái mình rằng “thà con khóc lóc trong xe Mercedes chứ đừng dại dột mà hớn hở cười đằng sau xe đạp nghe con”, thế có khi còn phải đạo hơn kể cổ tích cho cô bé.
Và hãy ngẫm thử xem, khi anh Khoai dính cả đám người trong đó có bố mẹ vợ vào cây tre trăm đốt, thì lúc lấy được vợ rồi, anh ta sẽ sống với bố mẹ vợ ra sao? Chẳng lẽ mỗi lúc không hài lòng với vợ hay bố mẹ vợ, anh ta lại lôi cây tre trăm đốt ra để dính họ vào hòng tạo áp lực? Đó là hình thức dùng bạo lực để đạt mục đích, đâu có gì đáng hoan nghênh.
Và mẩu truyện tôi dẫn ở trên còn đặt ra vấn đề tự do hôn nhân. Người ta gả con gái mình cho một anh lực điền chỉ bằng một lời hứa. Và hãy ngẫm thử xem, khi anh Khoai dính cả đám người trong đó có bố mẹ vợ vào cây tre trăm đốt, thì lúc lấy được vợ rồi, anh ta sẽ sống với bố mẹ vợ ra sao? Chẳng lẽ mỗi lúc không hài lòng với vợ hay bố mẹ vợ, anh ta lại lôi cây tre trăm đốt ra để dính họ vào hòng tạo áp lực? Đó là hình thức dùng bạo lực để đạt mục đích, đâu có gì đáng hoan nghênh.
Một tình huống không cổ xúy tự do hôn nhân như thế, tôi tin là cô con gái phú ông cũng chẳng vui vẻ gì mà đón nhận anh Khoai. Một câu chuyện không cổ xúy tự do hôn nhân và nữ quyền như thế, tôi tin là trẻ con sẽ chẳng học được gì.
Nhưng hỡi ôi, hãy nghĩ lại xem, có biết bao nhiêu truyện cổ tích Việt Nam được dựng xây từ những mô típ ấy. Một đất nước của đói nghèo triền miên ngàn năm nay chưa đủ sao, sao đến trẻ con bây giờ cũng vẫn phải học theo cách hành động và tư duy của những người đói nghèo?
Phải hiểu rằng, ước mơ của bà, của mẹ trong cổ tích đã trở nên quá nhỏ bé trong thời đại này; đám trẻ của chúng ta đang cần những thứ lớn lao hơn. Là bởi vì chúng sẽ chẳng bao giờ có thể bước ra thế giới khi mang trong mình tâm hồn, tư duy của những anh Khoai, cô Tấm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.