Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến rối loạn nhận thức

30/04/2022 10:00 GMT+7

Một nghiên cứu chỉ ra rằng lượng vitamin B12 thấp bất thường có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn nhận thức.

Vai trò của vitamin B12 đối với cơ thể

Vitamin B12 là một vitamin thuộc nhóm vitamin B. Đây là loại vitamin tan trong nước đóng nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể.

Vitamin B tham gia vào quá trình tổng hợp ADN, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi và sinh sản tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid và acid folic, có mặt trong quá trình tạo hồng cầu. Đặc biệt, vitamin B tham gia vào thành phần tạo bao myelin của dây thần kinh, nhờ đó đảm bảo cho hệ thần kinh có thể hoạt động bình thường.

Vitamin B12 có nhiều trong cá hồi

Pixabay/Shutterbug75

Tác hại của việc thiếu hụt Vitamin B12

Thiếu hụt vitamin từ lâu đã được biết đến là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe. Sự thiếu hụt vitamin B12 có liên quan đến các vấn đề thần kinh khác nhau trong đó, một nghiên cứu chỉ ra rằng lượng vitamin B12 thấp bất thường có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn nhận thức đáng kể. Mức vitamin B12 thấp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ví dụ như thiếu máu nguyên bào khổng lồ, ức chế phân chia tế bào và rối loạn chức năng myelin. Nồng độ acid methylmalonic và homocysteine huyết thanh tăng cao là dấu hiệu cụ thể của sự thiếu hụt vitamin B12 và cũng liên quan đến mức myelin kém. Mức homocysteine tăng cao có thể liên quan đến bệnh Alzheimer, bệnh tim mạch và đột quỵ. Vitamin B12 thấp và nồng độ homocysteine cao có thể gây chấn thương não thầm lặng do stress ô xy hóa.

Điều này được chứng thực qua nghiên cứu quy mô 202 bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhận thức, trong số đó, 171 bệnh nhân (84%) báo cáo cải thiện triệu chứng rõ rệt sau khi bổ sung vitamin B12; điểm MMSE được cải thiện ở 158 (78%) bệnh nhân. Trong số 44 bệnh nhân còn lại cho biết không có cải thiện về triệu chứng, điểm MMSE được cải thiện ở 26 bệnh nhân, 18 bệnh nhân không có cải thiện về điểm MMSE.

Thiếu vitamin B12 có thể là nguyên nhân của rối loạn nhận thức

Pixabay/Sabinervanerp

Bổ sung vitamin B12 đúng cách

Mỗi người có nhu cầu về lượng vitamin B12 hàng ngày khác nhau. Với người lớn, lượng vitamin B12 được khuyến nghị mỗi ngày là 2mcg, trẻ nhỏ là 0,7mcg, phụ nữ có thai và cho con bú là 2,6mcg. Riêng đối tượng trẻ ở độ tuổi thiếu niên được khuyến nghị tới bằng mức của người lớn là 2mcg/ngày.

Nguồn vitamin B12 được bổ sung vào cơ thể chủ yếu phụ thuộc vào chế độ ăn. Các thực phẩm giàu vitamin B12 là thịt bò, cá hồi, trứng, sữa, phô mai… Các thực phẩm từ thực vật không chứa vitamin B12.

Chiết xuất Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) - cùng vitamin B12 hỗ trợ chống lại rối loạn nhận thức

Việc hỗ trợ ngăn ngừa chứng rối loạn nhận thức rất đa dạng với nhiều biện pháp. Ngoài việc bổ sung vitamin B12 đầy đủ, sử dụng chiết xuất Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) cũng mang lại nhiều tác dụng.

Hoạt chất Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) được chiết xuất từ lá cây Ginkgo Biloba - được sử dụng từ rất lâu đời để cải thiện trí nhớ, đặc biệt ở người lớn tuổi. Chiết xuất Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) có tác dụng tăng tuần hoàn não, tăng lưu lượng máu não, hỗ trợ kiểm soát yếu tố nguy cơ mạch máu. Ngoài ra, Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) có tác dụng đẩy gốc tự do, chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự kết tập của những chất thoái hóa thần kinh có hại.

Cho đến nay, rất nhiều quốc gia đã khuyến cáo đưa Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) vào hướng dẫn điều trị, phòng ngừa cũng như cải thiện nhận thức ở người suy giảm nhận thức nhẹ. Gần đây nhất năm 2021, các chuyên gia về sa sút trí tuệ ở châu Á đã đồng thuận và khuyến cáo Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) là một phần trong điều trị đa mô thức, nhằm cải thiện chức năng nhận thức ở người suy giảm nhận thức nhẹ, đồng thời phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ.

Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) được chiết xuất từ lá Ginkgo Biloba

Pixabay/Ikbeach

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm chứa Ginkgo Biloba. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm có hoạt chất Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) bởi đây là chiết xuất chứa những thành phần có lợi với tỷ lệ thích hợp theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và loại bỏ tối đa thành phần có khả năng gây hại trong lá Ginkgo Biloba giúp người bệnh sử dụng lâu dài mà không ngại về tác dụng phụ.

* Tổng hợp từ nhiều nguồn: alobacsi, vinmec…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.