Thiên thạch rời trái đất, chu du hệ mặt trời 10.000 năm rồi trở về nhà?

26/07/2023 14:07 GMT+7

Một hòn đá trọng lượng khoảng 600 g được tìm thấy ở Ma Rốc vài năm trước nhiều khả năng là "thiên thạch trái đất" đầu tiên, tức thiên thạch xuất phát từ địa cầu, lao vào không gian rồi tìm đường quay lại.

Thiên thạch rời trái đất, chu du hệ mặt trời 10.000 năm trước khi quay về nhà - Ảnh 1.

Thiên thạch 'boomerang'

ALBERT JAMBON

Với những đặc điểm độc nhất vô nhị, thiên thạch có tên Northwest Africa 13188 (NWA 13188) nhiều khả năng đã bị tống vào không gian khoảng 10.000 năm trước, khi một tiểu hành tinh đâm vào trái đất.

Đó là thông tin được các nhà khoa học trình bày tại sự kiện ở Lyon (Pháp) diễn ra trong tháng 7.

NWA 13188 thu hút sự chú ý của giới khoa học khi giáo sư về hưu người Pháp Albert Jambon của Đại học Sorbonne ở Paris được mua lại vào năm 2018 từ một nhà buôn người Ma Rốc tại sự kiện triển lãm đá quý và khoáng chất, theo Space.com.

Giáo sư Jambon cho rằng dân du mục ở Sahara có lẽ đã nhặt được hòn đá và bằng cách nào đó thiên thạch rơi vào tay người săn đá quý.

Vị giáo sư đã chuyển NWA 13188 cho ông Jérôme Gattaccecam, nhà khoa học trình bày báo cáo ở Lyon sau thời gian giám định thiên thạch. Ông Gattaccecam là nhà nghiên cứu Trung Quốc gia Pháp về Nghiên cứu Khoa học của Đại học Aix-Marseille.

"Tôi mua thiên thạch vì hình dạng kỳ lạ của nó", giáo sư Jambon trả lời Space.com. Ông cho rằng giờ đây không ai có thể định giá được vật thể có biệt danh thiên thạch "boomerang" này.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khác cho rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra các kết luận trên, và cần chờ thêm thời gian để chứng minh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.