Thị trường vốn Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển

Thanh Xuân
Thanh Xuân
19/04/2022 12:10 GMT+7

TS Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đã có ý kiến trên tại tọa đàm "Phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp" do báo Người lao động tổ chức sáng 19.4.

Theo ông Cấn Văn Lực, không phải vì một số trường hợp, vài "con sâu làm rầu nồi canh" mà thắt chặt quá mức nhất kênh huy động vốn qua trái phiếu của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, phục hồi.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều tiềm năng phát triển

tx

Thực tế, thị trường trái phiếu và thị trường vốn còn rất nhiều dư địa phát triển. Quy mô thị trường vốn hiện khoảng 17,5% GDP, rất thấp so với Trung Quốc là 35,7% GDP, Hàn Quốc 87%, Singapore khoảng 36,5% và Thái Lan khoảng 25%… Nếu siết lại sẽ gây gánh nặng lên phía ngân hàng.

Ông Cấn Văn Lực cũng nói rõ một số thông tin gây ra hoang mang trên thị trường đó là cơ cấu nhà phát hành trái phiếu năm 2021, doanh nghiệp bất động sản chiếm tỷ trọng 39%; tổ chức tín dụng chiếm khoảng 35%; lĩnh vực xây dựng 5,4%; công ty chứng khoán 3,3%... Về thông tin tài sản bảo đảm chủ yếu là doanh nghiệp có tài sản bảo đảm, bảo đảm bằng cổ phiếu và không có tài sản bảo đảm chiếm khoảng 20%, chứ không phải con số lên tới 40%.

Để phát triển thị trường trái phiếu bền vững, ông Cấn Văn Lực kiến nghị Chính phủ sớm giải quyết, xử lý những vụ việc đã xảy ra trong thời gian qua nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, chủ thể phát hành, kể cả doanh nghiệp. Xử lý càng nhanh càng tốt và nên công khai minh bạch kết quả. Ngoài ra, cần phải khuyến khích doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành trái phiếu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.