Thế hệ trẻ đang phải đối mặt với bài toán 'toàn cầu'

18/06/2016 08:00 GMT+7

Thách thức nào thế hệ trẻ Việt Nam đang phải đối mặt, làm gì để hội nhập với môi trường toàn cầu hóa… là những vấn đề nóng được đặt ra trong talkshow “Chắp cánh ước mơ sinh viên toàn cầu” tại Bà Rịa-Vũng Tàu vừa qua.

Talkshow nói trên là điểm nhấn của sự kiện “Ngày hội học sinh toàn cầu”, do Hệ thống trường quốc tế Học viện Anh Quốc - UKA (thuộc Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng) tổ chức nhằm thắp lên ước mơ trở thành công dân toàn cầu của giới trẻ và các bậc phụ huynh. Khách mời tham dự talkshow gồm có các chuyên gia giáo dục, khách mời nổi tiếng cùng rất đông học sinh, sinh viên và phụ huynh của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Phải giỏi ngoại ngữ và phải khác biệt
Ngoại ngữ, công cụ chủ yếu để tiếp cận, làm chủ tri thức toàn cầu là điều đầu tiên mà thế hệ phải vững vàng. Bước ra thế giới mà “nghe không ra”, “nói không ai hiểu” thì chỉ… tốn tiền bố mẹ. Thực tế, nhiều du học sinh vì tiếng Anh chưa tốt, không thể theo nổi chương trình học nên phải bỏ hết, trở về nước. Vì thế, thành thạo ngoại ngữ là yêu cầu tiên quyết nhưng lại không hề dễ dàng với các bạn trẻ không có điều kiện hoặc ở tỉnh nhỏ.
Cô gái Võ Tường An - người vừa đoạt “mưa” học bổng từ 12 trường đại học tốt nhất thế giới, một khách mời đặc biệt của talkshow chia sẻ những bí quyết của riêng mình. Sinh sống ở Quảng Ngãi nhưng ngay từ nhỏ, ngoài việc vào Sài Gòn để học thêm ngoại ngữ dịp hè, cô bé thường tranh thủ luyện tiếng Anh qua mạng xã hội, qua Skype. Cô chia sẻ: “Học bằng những kênh này, các bạn đừng kỳ vọng sẽ có được thứ ngôn ngữ cực chuẩn, hãy nghĩ skype như một môi trường để mình luyện tiếng Anh, kết nối và tìm hiểu thế giới thông qua người bản xứ”. Giỏi ngoại ngữ rồi còn phải chủ động “cướp” cơ hội ra thế giới. An cho biết, chuyến đi tới Mỹ để tham gia một trại hè năm 2012 là do cô nắm bắt được cơ hội khi tham dự một triển lãm trường quốc tế, tổ chức ở Đà Nẵng và tại nơi này, An gặp được người điều phối chương trình.
Từ đó, An bắt đầu tìm hiểu thông tin về hỗ trợ tài chính để được học cấp 3 Mỹ. Cô gái bé nhỏ người Quảng Ngãi bứt phá, vượt lên các học sinh khác bằng cách trở thành thủ lĩnh: Chủ tịch Key Club, chủ tịch Model United Nations, người sáng lập cộng đồng trẻ Viet Youth Service, đội trưởng các các hội chạy gây quỹ như Race for the Homless, Race for Cure…
An chia sẻ thêm: Giới trẻ phải hiểu được giá trị và nền văn hóa chúng ta đang có cũng như của nơi mà chúng ta đang bước đến. Từ đó, kết nối và thu hẹp dần những khoảng cách, tạo sự tự tin, khác biệt cho bản thân.
An cũng thấy có sự khác nhau giữa học sinh Việt Nam và thế giới: “Chúng ta xem học hành từ trường lớp là quan trọng trong khi ở nước ngoài, giới trẻ có thể học, tìm hiểu bất kỳ đâu, bất kỳ sự kiện, môi trường nào…”.
Talkshow Chắp cánh ước mơ sinh viên toàn cầu

Thách thức ở trước mắt
Ông Lim Hwee Melvyn - Giám đốc hội đồng khảo thí quốc tế Cambridge khu vực, một khách mời của chương trình cũng cho rằng, khi Việt Nam kí hiệp định TPP (hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) cuối năm qua và thiết lập mối quan hệ giao thương với nhiều quốc gia thì dù muốn hay không, người Việt Nam cũng đã là công dân toàn cầu và bị ảnh hưởng, chi phối rất nhiều từ môi trường này. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin cũng liên tục phát triển và vấn đề toàn cầu hóa cũng diễn ra nhanh chóng. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho giới trẻ sau khi tốt nghiệp, vào đời. Giới trẻ phải làm những việc chưa từng làm, phải tiếp cận những vấn đề mới về công nghệ thông tin và đối mặt với những vấn đề chưa tiên liệu và lường trước được.
Và theo Tường An, ngoại ngữ chỉ là một phương tiện để giao tiếp và truyền tải thông điệp còn kiến thức, hiểu biết xã hội mới chính là nền tảng để tạo nên sự khác biệt và khẳng định mình. Một người sinh viên toàn cầu cần phải xác định được vai trò, trách nhiệm của mình với xã hội cũng như dám đương đầu với những khó khăn để đưa ra những ý tưởng mà giá trị của nó, có thể nhìn thấy ở 10 - 20 năm sau.
Không chỉ giới trẻ, phụ huynh cũng cần có tầm nhìn toàn cầu
 
Võ Tường An - nữ sinh đoạt học bổng 12 trường đại học danh tiếng thế giới
Một cách để thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới không gì khác hơn là phải có tầm nhìn toàn cầu và đầu tư đúng để giới trẻ được hưởng nền giáo dục hiện đại. Nền giáo dục đó được đúc kết theo triết lý “5H”: Head (trí tuệ cao) - Heart (tâm sáng) - Hand (có khả năng thực hành) - Health (sức khỏe tốt) - Human (con người nhân bản).
Theo đó, học sinh không chỉ thành thạo tiếng Anh theo chuẩn quốc tế mà còn phải tích lũy được những kỹ năng, vốn sống có thể thích ứng, hội nhập trong môi trường toàn cầu hóa và đa chủng tộc khi du học hay làm việc ở nước ngoài.
Cha mẹ phải chính là người giúp đỡ, định hướng, tạo điều kiện nhưng không ép buộc để trẻ có thể lựa chọn con đường của mình. Tại buổi hội thảo, các khách mời cũng ủng hộ quan điểm giáo dục sớm để trẻ có nền tảng vững chắc. Nhà thiết kế Sỹ Hoàng ủng hộ quan điểm giáo dục sớm, đặc biệt là việc cho trẻ học ngoại ngữ từ mầm non. Anh cho rằng, bộ não của trẻ giống như một ổ cứng mới, dung nạp thông tin một cách dễ dàng và vô hại. Bố mẹ cần tranh thủ 10 năm đầu đời để xây dựng cho con 1 nền tảng tốt nhất. Áp dụng giáo dục sớm với con mình từ khi con mới 10 ngày tuổi, anh không sợ bị đánh giá là nhồi nhét, đánh mất tuổi thơ của trẻ. “Quan trọng là phương pháp. Những nền giáo dục tân tiến trên thế giới đã chứng minh rằng trẻ tiếp cận với nền giáo dục sớm bằng phương pháp đúng, chúng có một nền tảng cả đời rất tốt và miễn nhiễm với những tác động tiêu cực bên ngoài” - anh phát biểu.
Ngoài talkshow nói trên, hơn 1.000 phụ huynh và học sinh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tham gia nhiều hoạt động thú vị khác như: Giao lưu với các ca sĩ trẻ nổi tiếng, trắc nghiệm khám phá tính cách, thi gameshow đuổi hình bắt chữ, rung chuông vàng… với nhiều quà tặng hấp dẫn và đặc biệt là cơ hội nhận học bổng với tổng giá trị lên đến 1,5 tỉ đồng từ UKA cho năm học 2016 - 2017.
HỆ THỐNG TRƯỜNG QUỐC TẾ HỌC VIỆN ANH QUỐC ĐÃ CÓ MẶT TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Hệ thống trường Quốc tế Học viện Anh quốc (UKA) là mô hình trường bán trú, nội trú liên cấp, giáo dục và đào tạo học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông, được thiết lập theo chuẩn chất lượng và đầu ra của chương trình Anh ngữ quốc tế, chương trình Bộ GD&ĐT và chương trình Kỹ năng sống & giá trị sống. Theo đó, hết lớp 5, học sinh được thi lấy chứng chỉ Cambridge Flyers, hết lớp 9 thi chứng chỉ tiếng Anh IELTS 5.0, hết lớp 11 thi chứng chỉ IELTS 6.0. Kết thúc chương trình THPT, học sinh được miễn thi tốt nghiệp tiếng Anh lớp 12 khi có chứng chỉ IELTS, được nhận bằng tốt nghiệp THPT và đủ khả năng theo học tại các trường đại học có chương trình quốc tế.
UKA có mặt tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với mục đích đưa tất cả những tiện nghi và giáo dục đẳng cấp quốc tế đến gần giới trẻ hơn.
Địa chỉ trường: 165 Nguyễn Hữu Thọ, P.Phước Hiệp, TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Website: www.ukacademy.edu.vn; Hotline: 01222 666 989

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.