Úc cấp tập đối phó Trung Quốc

06/08/2020 08:42 GMT+7

Việc Thủ tướng Úc Scott Morrison vừa khẳng định việc xây dựng liên minh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một “ưu tiên quan trọng” cho thấy quyết tâm của nước này trong việc đối phó với Trung Quốc .

Hôm qua (5.8), Reuters dẫn lời Thủ tướng Morrison khẳng định việc xây dựng liên minh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) là ưu tiên quan trọng của chính phủ Úc. Kèm theo đó là lời cảnh báo tốc độ quân sự hóa ở khu vực đang diễn ra ở mức độ chưa từng có.

Căng thẳng Úc - Trung Quốc

Ông Morrison đưa ra phát biểu trên tại Diễn đàn An ninh Aspen được tổ chức trực tuyến từ ngày 3 - 6.8 bởi Viện Aspen (có trụ sở ở Washington D.C, Mỹ). Mặc dù ông vẫn cho rằng Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng mà Úc không muốn làm tổn thương quan hệ, nhưng cũng nhắc nhở rằng Bắc Kinh phải gia tăng trách nhiệm. Thực tế, Úc cùng Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đóng vai trò “bộ tứ an ninh” trong chiến lược Indo-Pacific đang tăng cường hợp tác để ứng phó Trung Quốc.

Dù đã tránh không “chọn phe” Washington hay Bắc Kinh, nhưng thực tế khiến Canberra nhận thấy Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược

GS Nick Bisley

Quan hệ giữa Canberra với Bắc Kinh gần đây liên tục xấu đi. Nhận xét về mối quan hệ này khi trả lời Thanh Niên, GS Rory Medcalf (Hiệu trưởng Trường An ninh quốc gia - Đại học Quốc gia Úc) phân tích: “Dù chưa bị Trung Quốc tạo sức ép về quân sự, nhưng Úc đang đối phó với những chiêu trò do Trung Quốc tiến hành như cưỡng bức về kinh tế, can thiệp chính trị nội bộ, tuyên truyền... và sự hiện diện quân sự ngày càng nhiều, cùng các hành vi gây rối của Bắc Kinh ở Indo-Pacific”.
Bên cạnh đó, theo GS Medcalf, Canberra tin tằng Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng các căn cứ tại nhiều địa điểm ở khu vực nam Thái Bình Dương. Các căn cứ này có thể khiến Úc gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và bảo vệ mạng lưới thông tin, hỗ trợ trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Tương tự, trả lời Thanh Niên mới đây, GS Yoichiro Sato (chuyên về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan Asia Pacific, Nhật Bản) đánh giá: “Khoảng 6 tháng qua, Canberra đang đẩy nhanh cách tiếp cận với Bắc Kinh do những lo ngại về tình hình Hồng Kông, tin tặc được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc, rồi Canberra cũng cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào tình hình chính trị nội bộ của Úc...”.

Gia tăng sức mạnh quân sự

Hồi đầu tháng 7, Thủ tướng Morrison đã thông tin về chiến lược quốc phòng của nước này trong thời gian tới, chuyển hướng trọng tâm vào Indo-Pacific.

Đài Loan đưa quân đến Đông Sa

Tờ South China Morning Post ngày 5.8 đưa tin Đài Loan đã điều một đại đội thủy quân lục chiến đến quần đảo Đông Sa (Pratas) ở phía bắc Biển Đông, trong bối cảnh Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể tập trận mô phỏng tấn công đảo vào tháng 8. Một nguồn tin cho hay Đài Loan điều khoảng 200 lính thủy đánh bộ đến để tăng cường cho lực lượng đang kiểm soát quần đảo. “Lính thủy đánh bộ lên đường đến Pratas cách đây khoảng 1 tuần và sẽ ở lại đó ngắn hạn thay vì dài hạn”, theo nguồn tin. Trước đó, Hãng Kyodo đưa tin PLA dự định tập trận quy mô lớn ở đảo Hải Nam, có thể gồm nội dung mô phỏng chiếm quần đảo hiện do Đài Loan kiểm soát.
Khánh An
 
Trong đó, Úc đưa ra kế hoạch sẽ chi khoảng 270 tỉ AUD (khoảng 4 triệu tỉ đồng) trong 10 năm tới. Theo tờ Japan Times, Úc dự kiến mua tên lửa diệt hạm tầm xa AGM-158C của Mỹ có tầm bắn khoảng 370 km, và có thể được trang bị cho nhiều loại chiến đấu cơ như máy bay tiêm kích F/A-18 Super Hornet, oanh tạc cơ chiến lược tầm xa B-1 Lancer, máy bay tiêm kích thế hệ 5 tàng hình F-35, máy bay trinh sát và săn ngầm P-8 Poseidon... Với kế hoạch này, Canberra sẽ tăng cường sức mạnh tấn công trên biển. Bên cạnh đó, Canberra còn xem xét mua nhiều loại tên lửa bội siêu thanh, đồng thời tăng cường năng lực tác chiến không gian, chiến tranh mạng...
Nhìn nhận về chiến lược mới của Canberra, GS Nick Bisley, Hiệu trưởng Trường Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học La Trobe (Úc), đánh giá Canberra cần thay đổi để ứng phó các đe dọa. Cụ thể hơn, GS Bisley giải thích: “Canberra đã phát hiện một số nỗ lực từ bên ngoài nhằm can thiệp vào nội bộ chính trị Úc và điều đó khiến cho nước này phải định hình lại quan điểm về Trung Quốc. Dù đã tránh không “chọn phe” Washington hay Bắc Kinh, nhưng thực tế khiến Canberra nhận thấy Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược”.

Tàu chiến Mỹ cùng nhiều nước tập trận tại tây Thái Bình Dương

Úc cấp tập đối phó Trung Quốc

Tàu USS Rafael Peralta tập trận cùng các tàu Úc, Singapore và Brunei

Ảnh: Hải quân Mỹ

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ hôm qua đăng thông báo trên trang web cho hay tàu khu trục USS Rafael Peralta (lớp Arleigh Burke) của hải quân Mỹ đã tập trận cùng tàu chiến của các nước Úc, Singapore và Brunei ở tây Thái Bình Dương. Cụ thể, cuộc diễn tập vào ngày 1.8 có sự tham gia của tàu USS Rafael Peralta, các tàu HMAS Stuart và Sirus của Lực lượng Phòng vệ Úc (ADF), tàu KDB Darulehsan của hải quân Hoàng gia Brunei cùng tàu RSS Supreme của hải quân Singapore. Các tàu thực hành và tinh chỉnh những kỹ năng chiến thuật như tiếp tế khi đang chạy, thiết lập đội hình và liên lạc. Ngoài ra, các trực thăng từ nhiều tàu còn thực hành đáp sang các tàu khác trong lúc diễn tập. Huỳnh Thiềm
Bên cạnh đó, cuối tháng 7, Ngoại trưởng Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynolds của Úc đến Mỹ để có cuộc tham vấn ngoại giao với nước chủ nhà về hợp tác hai nước. Sau cuộc tham vấn, hai nước khẳng định tăng cường hợp tác quân sự. Liên quan vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hai bên đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan hành động của Trung Quốc. Từ đó, Mỹ - Úc cam kết đẩy mạnh các hoạt động song phương, đa phương ở Biển Đông và Indo-Pacific.
Nhận xét về việc Úc tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ ở Indo-Pacific khi trả lời phỏng vấn Thanh Niên, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) đánh giá mối quan hệ này tạo nên một mạng lưới đồng minh để gây áp lực đối với Trung Quốc.
“Ở Indo-Pacific, Úc vẫn là một thế lực quân sự. Ngân sách quân sự của nước này ước tính khoảng 25,9 tỉ USD vào năm 2019, đứng thứ 5 ở Indo-Pacific. Úc đang lên kế hoạch sở hữu thêm 12 tàu ngầm”, TS Nagao phân tích và cho rằng Canberra sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng ở Indo-Pacific nhằm ứng phó với các hành vi của Bắc Kinh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.