Từ ganh đua đến đối địch

18/01/2016 10:10 GMT+7

Ngày 16.1 vừa qua, Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) chính thức đi vào hoạt động.

Ngày 16.1 vừa qua, Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) chính thức đi vào hoạt động. 

Trụ sở AIIB tại Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: ReutersTrụ sở AIIB tại Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters
Với việc sở hữu ý tưởng ban đầu, đóng góp tài chính nhiều nhất, trụ sở AIIB đóng tại Trung Quốc và đại diện của Trung Quốc là chủ tịch đầu tiên, nước này có được vị thế, vai trò và ảnh hưởng nổi trội trong AIIB.
Dù vậy vẫn không thể nói rằng AIIB là của Trung Quốc hoặc bị Trung Quốc thao túng. Hiện có 57 quốc gia tham gia AIIB. Họ tận dụng ngân hàng này phục vụ cho lợi ích của mình và chấp nhận vai trò của Trung Quốc theo hướng ấy nhưng đồng thời sẽ không để AIIB bị Trung Quốc thao túng.
Trước mắt, AIIB được tất cả các nước tham gia quả quyết là sự bổ sung cho những thể chế tài chính và tiền tệ thế giới cũng như khu vực đã định hình và hoạt động lâu nay như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ thế giới ( IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hoặc Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của nhóm BRICS.
Nhưng từ sự bổ sung này rồi đây sẽ rất nhanh chóng nảy sinh sự ganh đua giữa AIIB với tất cả những thể chế tài chính và tiền tệ ra đời trước nó.
Điều này không có gì là khó hiểu bởi các nước có nhu cầu về vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ hướng về nơi đâu có điều kiện thuận lợi nhất đối với họ, với thiện chí hậu thuẫn chứ không bị gắn với những điều kiện chính trị. Cái thời WB, IMF và ADB muốn làm gì thì làm đã qua và nay là thời họ cần khách hàng.
Đối địch sẽ là bước phát triển sau cùng của AIIB. Khi ấy, trật tự tài chính và tiền tệ thế giới sẽ thay đổi. Nhưng đó là chuyện lâu dài, cho dù Trung Quốc hiện đã có phần sốt ruột.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.