Tiến trình cấu trúc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

15/12/2019 09:00 GMT+7

Các bên trong khu vực Indo - Pacific đều muốn gửi thông điệp đến Trung Quốc rằng nước này phải tuân theo quy tắc quốc tế

Tuần qua, một hội thảo về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo - Pacific) đã diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản). Hiện nay, Indo - Pacific đang trở thành nghị trình chiến lược được hình thành ở nhiều quốc gia và khu vực. Nhật Bản có chương trình “Tầm nhìn Indo - Pacific tự do và rộng mở”, Úc có “Khái niệm Indo - Pacific”, Mỹ có “Chiến lược Indo - Pacific”, ASEAN có chương trình “Triển vọng Indo - Pacific”...
Các đánh giá ở từng quốc gia có thể khác nhau, tuy nhiên các nghị trình trên đều nhấn mạnh Indo - Pacific là khu vực kinh tế năng động nhưng thiếu mạng lưới hạ tầng kết nối tương xứng, và đang đứng trước thách thức an ninh nghiêm trọng do sự cạnh tranh Mỹ - Trung. Tất cả các bên liên quan khu vực này đều muốn rèn giũa hình thành một trật tự dựa trên luật pháp, đảm bảo rằng không để việc “chân lý thuộc về kẻ mạnh” trở thành chuẩn mực. Chính vì thế, trước các hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông hay biển Hoa Đông, các bên trong khu vực Indo - Pacific đều muốn gửi thông điệp đến Trung Quốc rằng nước này phải tuân theo quy tắc quốc tế mà chính Trung Quốc cũng được hưởng lợi.
Cần hiểu rằng Indo - Pacific không phải là cấu trúc dựa trên vị trí địa lý nên bao hàm cả Trung Quốc. Indo - Pacific là một cấu trúc được phát triển dựa trên quy tắc và nhu cầu ứng phó các thách thức về an ninh trong khu vực. Để giảm nhẹ thách thức thì cần hợp tác để đưa Trung Quốc vào khuôn khổ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.