Thế giới tiến xa trong nỗ lực cải thiện an ninh hạt nhân

30/03/2016 08:34 GMT+7

Tối 28.3, Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức họp báo trực tuyến với phóng viên trong khu vực trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần thứ tư sẽ diễn ra tại thủ đô Washington D.C (Mỹ) từ 31.3 - 1.4.

Tối 28.3, Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức họp báo trực tuyến với phóng viên trong khu vực trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần thứ tư sẽ diễn ra tại thủ đô Washington D.C (Mỹ) từ 31.3 - 1.4.

Một ngôi nhà tại làng Zalesye bỏ hoang, gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine). Khu vực xung quanh Chernobyl hiện vẫn bị cách ly sau vụ hỏa hoạn và nổ tại một lò phản ứng hạt nhân vào năm 1986, gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới - Ảnh: ReutersMột ngôi nhà tại làng Zalesye bỏ hoang, gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine). Khu vực xung quanh Chernobyl hiện vẫn bị cách ly sau vụ hỏa hoạn và nổ tại một lò phản ứng hạt nhân vào năm 1986, gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới - Ảnh: Reuters
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Phát biểu mở đầu cuộc họp báo, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách hợp tác hạt nhân dân sự và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt Thomas Countryman nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị trong chiến lược của Mỹ ngăn cản khủng bố sở hữu vật liệu nhiệt hạch để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Diễn ra 2 năm một lần theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2009, ông Countryman cho biết sự kiện năm nay sẽ mang tính tổng kết những thành quả đạt được trong thời gian qua. Trong đó, thế giới đã loại bỏ các kho plutonium và uranium làm giàu cũng như cải thiện mạnh khâu bảo vệ an ninh tại các nước sở hữu vật liệu nhiệt hạch.
Cụ thể, plutonium và uranium làm giàu đã bị loại bỏ hoặc vô hiệu hóa tại hơn 50 cơ sở thuộc 30 quốc gia, với số vật liệu có thể chế tạo 130 vũ khí hạt nhân. Hơn 32 cơ sở sản xuất và xử lý vật liệu hạt nhân được nâng cấp năng lực bảo vệ trong khi các cửa khẩu hải quan, phi trường và cảng biển được tăng cường các thiết bị an ninh phát hiện phóng xạ.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã ký kết thỏa thuận với 14 nước để theo dõi những giao dịch liên quan đến hạt nhân và vật liệu phóng xạ.
Bên cạnh đó, theo AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị để bàn về các vấn đề nổi cộm trong khu vực. Ngoài ra, khác với 3 lần trước, Nga từ chối tham gia hội nghị năm nay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.