Thế giới Hồi giáo ở Pháp

24/11/2015 00:00 GMT+7

Một vài người quen ở Việt Nam khi biết tôi đang ở Paris, nửa đùa nửa thật nói: “Nhớ coi chừng người Hồi giáo nhé!”.

Một vài người quen ở Việt Nam khi biết tôi đang ở Paris, nửa đùa nửa thật nói: “Nhớ coi chừng người Hồi giáo nhé!”.

An ninh được siết chặt tại Đại giáo đường Hồi giáo Paris - Ảnh: Lan ChiAn ninh được siết chặt tại Đại giáo đường Hồi giáo Paris - Ảnh: Lan Chi
Với tôi, người Hồi giáo chưa bao giờ “dễ sợ” cả. Những năm tháng là sinh viên ở Pháp, tôi có nhiều bạn là người Hồi giáo. Tất cả đều dễ mến, tử tế và luôn nhiệt tình giúp đỡ khi tôi cần. Trước sau vẫn vậy. Hôm xảy ra chuỗi tấn công ở Paris, nhớ đến Mohamed-Rida Benissa, anh bạn là bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, tôi gọi điện “cầu may” vì biết bạn chắc chắn rất bận rộn. Quả thật Benissa đang tất bật không ngơi tay nhưng vẫn kịp hẹn: “3 giờ nữa gọi lại, tôi sẽ cố gắng tranh thủ giờ nghỉ để cung cấp thông tin cho bạn”. Benissa là người Pháp gốc Ma Rốc và theo đạo Hồi.
Những ngày qua ở Paris, ngoài anh bạn bác sĩ, tôi gặp không ít người Hồi giáo và được họ hỗ trợ rất nhiều dù chẳng hề quen biết. Rạng sáng 18.11, lực lượng đặc nhiệm của cảnh sát đọ súng dữ dội với nhóm khủng bố ở khu ngoại ô Saint-Denis. Do các tuyến đường và các trạm giao thông công cộng quanh khu vực bố ráp đều bị phong tỏa nên phải đi bộ khá xa mới đến nơi được. Vào được khu trung tâm
Pháp là một nước có cộng đồng nhập cư đông đảo, đa dạng văn hóa, đa dạng sắc tộc và người Pháp vẫn tự hào về điều đó. Nhưng để giữ cho bức tranh xã hội nhiều màu sắc này luôn được hài hòa không phải là điều đơn giản. Theo báo cáo năm 2014 của Đơn vị chuyên trách các vùng nhạy cảm (Onzus) trực thuộc Bộ Đô thị Pháp, tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ dưới 30 tuổi tại những vùng ngoại ô đông người nhập cư lên đến 45%, cao hơn hẳn so với trung bình của cả nước (23,1%). Sau chuỗi tấn công ngày 13.11, Thủ tướng Pháp Manuel Valls thông báo sẽ thiết lập một trung tâm chuyên đón nhận các thanh thiếu niên có xu hướng cực đoan và giúp họ tái hòa nhập xã hội.
Saint-Denis, chưa biết phải đi tiếp thế nào, tôi hỏi một thiếu niên đứng ven đường. Không ngờ em bảo: “Để em dẫn chị đi”. Vừa đi vừa hỏi chuyện thì được biết em tên Ousmane, là người Mauritania, quốc gia Hồi giáo ở tây Bắc Phi. Ousmane đang học một trường nghề ở ngoại ô Paris. Em chia tay sau khi đưa tôi đến tận nhà thờ Saint-Denis, khu vực dành cho các phóng viên, đối diện lối vào hiện trường vụ bố ráp. Ngày hôm ấy, Baloud, Camel, những cư dân địa phương gốc Algeria, Ma Rốc đã trả lời một cách rất cởi mở các câu hỏi của tôi về những gì họ đã trải qua khi “chiến tranh ở kế bên nhà”. Họ đều là người Hồi giáo.
Có thể nhận thấy nhiều người Pháp đạo Hồi rất muốn được trải lòng trong các cuộc trò chuyện. Khi tình hình tại Paris căng thẳng sau thảm kịch ngày 13.11, hơn ai hết họ là những người cảm thấy nặng nề và ngột ngạt nhất. Ngày 17.11, tại quảng trường République, gần nơi xảy ra 5 vụ tấn công ở trung tâm thủ đô, giữa dòng người đổ về để tưởng niệm các nạn nhân, tôi đặc biệt chú ý đến một cô gái trẻ. Cô đang trả lời một nhà báo bằng giọng rất xúc động: “Có bất kỳ người Hồi giáo nào đang ở quảng trường này ủng hộ những gì vừa xảy ra không? Trái lại, ở gần Nhà hát Bataclan đêm ấy, một phụ nữ đeo mạng đã lẳng lặng đưa các nạn nhân lên nhà của bà để băng bó vết thương cho họ. Hồi giáo là vậy đấy. Người phụ nữ ấy đã biết mở rộng cửa khi cần. Bà làm thế bởi vì tất cả chúng ta đều là người Pháp và bà đáng được tôn trọng”. Dứt lời, cô chào từ biệt rồi đi về phía trạm tàu điện ngầm, có lẽ ít nhiều cũng thấy nhẹ lòng.
Hai bạn trẻ gốc Ả Rập thắp nến tưởng niệm nạn nhân
“Tôi tên Mohamed”
Tôi đến thăm nhà bác sĩ Benissa. Đang trò chuyện bằng giọng rất sôi nổi về đêm trắng “trực chiến” ở bệnh viện cùng các đồng nghiệp cứu chữa nạn nhân, anh trầm ngâm hơn hẳn khi tôi hỏi về người Hồi giáo ở Pháp: “Cái nhìn “không bình thường” đối với người Hồi giáo đã có từ lâu nhưng sau vụ tấn công ở tòa soạn báo Charlie Hebdo thì tình hình càng tồi tệ hơn. Giờ có những người tỏ ra kỳ thị một cách công khai. Hòa nhập thế nào vào một tập thể cứ muốn đào thải bạn? Đương nhiên, phần lớn người Pháp không kỳ thị sắc tộc, tôn giáo nhưng vẫn có một rào cản vô hình đối với người Hồi giáo. Từ 10 năm qua, tôi và gia đình phải mừng Aid al-Bakir (lễ Hiến sinh), đại lễ của người Hồi, tại một khu thể thao được cộng đồng Bắc Phi ở khu vực thuê. Người Hồi tại Paris rất thiếu giáo đường nhưng dường như chẳng ai quan tâm”.
Về mặt xã hội, đây là vòng luẩn quẩn hết sức phức tạp: thanh thiếu niên gốc nhập cư có hoàn cảnh gia đình khó khăn, mặc cảm bị kỳ thị rồi không học hành, làm việc đàng hoàng mà “nổi loạn” nên càng bị kỳ thị hơn. Anh bạn bác sĩ của tôi là người ham học và có chí, nên theo được ngành y tới cùng. Nhưng không phải bạn trẻ gốc Bắc Phi nào cũng vậy. Theo Benissa, nhiều thầy cô giáo lại có định kiến nên khi việc học của các bạn gặp “trục trặc” sẽ không đủ kiên nhẫn để uốn nắn lại. Những thanh thiếu niên này nếu “buông” tất cả sẽ trở thành người không có bằng cấp, cũng không học nghề nên hầu như không thể kiếm được việc làm. Thất nghiệp, mất phương hướng, bất đắc chí, họ dễ dàng bị những mạng lưới khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) thao túng khi vẽ ra viễn cảnh được trở thành “người hùng”.
Vì sao cũng là người nhập cư nhưng cộng đồng gốc Á tại Pháp lại ít gặp “vấn đề” so với người Ả Rập? Bác sĩ Benissa đắn đo một hồi mới trả lời câu hỏi của tôi: “Có rất nhiều nguyên nhân. Từ hơn một thập niên qua, do tình hình phức tạp ở Trung Đông, những gì mọi người đọc được, xem được trên các phương tiện truyền thông về người Hồi giáo đều không mấy tốt đẹp. Chẳng hạn, hiện tại, nhiều người không chịu tìm hiểu nên đánh đồng người Hồi giáo với IS. Trong khi IS đã tự “chế” ra tôn giáo theo mục đích của họ. Đó chẳng phải đạo Hồi”.
Ngoài ra, Benissa cho biết quan điểm về hòa nhập xã hội của người nhập cư gốc Á với người Ả Rập cũng có nhiều khác biệt. Nhiều người Á châu khi nhập quốc tịch Pháp sẽ chọn thêm một tên riêng “kiểu Pháp”. Người Ả Rập thì luôn muốn giữ tên và đặt tên con cái, dù sinh ở nước ngoài, theo đúng truyền thống. Bác sĩ Benissa nói thêm: “Tôi sinh ra và lớn lên ở Pháp nhưng do cha mẹ là người nhập cư nên đến năm 16 tuổi mới nhập tịch. Nhân viên tòa thị chính địa phương hỏi tôi muốn có thêm tên kiểu Pháp không, tôi từ chối. Tên tôi là Mohamed-Rida và tôi tự hào về điều đó. Mohamed thì đã sao, tôi cũng là người Pháp mà! Nhưng đúng là cái tên “quá Ả Rập” đôi khi cũng mang lại không ít phiền phức. Năm ngoái, gia đình tôi muốn đổi chỗ ở và phải mất 6 tháng chúng tôi mới thuê được chỗ mới. Vợ chồng tôi đều là bác sĩ mà còn gặp khó khăn như vậy. Nếu là bạn, bạn có thấy buồn không?”. Gặp “phiền phức” nhưng gia đình Benissa vẫn không từ bỏ truyền thống, cậu con trai 4 tháng tuổi của họ có cái tên rất Ả Rập: Hilal, nghĩa là “vầng trăng lộng lẫy”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.