Thế giới báo động trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán

01/02/2020 07:15 GMT+7

Hàng loạt quốc gia lần lượt sơ tán công dân khỏi ổ dịch viêm phổi Vũ Hán , khuyến cáo tránh đến Trung Quốc sau khi Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

 Trung Quốc tự tin sẽ dập tắt dịch

Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu là gì ?

Tuyên bố “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu” (PHEIC) là tuyên bố chính thức của WHO về một sự kiện bất thường được xác định là gây ra rủi ro sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác do dịch bệnh lây lan ra toàn cầu và cần phải có sự phối hợp quốc tế để phản ứng.
PHEIC đưa ra các khuyến nghị về kiểm soát dịch bệnh và các quốc gia phải hợp tác nhiều nhất có thể bằng cách phối hợp chia sẻ thông tin, nhân sự, quỹ và nguồn lực khác với WHO giữ vai trò lãnh đạo. Bên cạnh đó, công dân tại các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh phải tuân thủ khuyến nghị về sức khỏe và vệ sinh của WHO.

[VIDEO] Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu: thực chất, hay chỉ là động thái chính trị?

WHO không có thẩm quyền pháp lý để áp đặt lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, tuyên bố PHEIC tạo sức ép đáng kể, buộc các quốc gia và vùng lãnh thổ phải tuân thủ các khuyến cáo nhằm dập tắt dịch bệnh.
Việc WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu là động thái hiếm khi xảy ra. Trong thập niên qua, WHO mới 5 lần ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu: vi rút A/H1N1 gây ra đại dịch cúm heo (2009), dịch Ebola ở Tây Phi và dịch bệnh bại liệt ở Pakistan, Cameroon, Syria... (2014), vi rút Zika (2016) và dịch Ebola đang diễn ra tại Cộng hòa Dân chủ Congo (2019).

Tại buổi họp báo hôm qua, bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố: “Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát dịch toàn diện và nghiêm ngặt nhất. Chúng tôi có đủ tự tin và khả năng để giành chiến thắng trong cuộc chiến này”. Bà Hoa đồng thời tuyên bố chính phủ Trung Quốc đã điều hai máy bay thuê nguyên chuyến để hồi hương những công dân tỉnh Hồ Bắc “mắc kẹt” ở nước ngoài, theo AFP.
Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) thông báo hai máy bay Hãng Xiamen Airlines đến TP.Kota Kinabalu (Malaysia) và thủ đô Bangkok (Thái Lan) ngày 31.1, đón công dân tỉnh Hồ Bắc, rồi đưa họ về TP.Vũ Hán. “Có 117 công dân tỉnh Hồ Bắc ở Bangkok và 100 người tại Kota Kinabalu. Họ tự nguyện lên máy bay để trở về Vũ Hán càng sớm càng tốt”, theo CAAC. Hơn 60 triệu người tại ổ dịch Vũ Hán và vùng lân cận ở Hồ Bắc đang bị cách ly sau lệnh phong tỏa ngày 23.1.

[VIDEO] Diễn tiến dịch vi rút corona: 259 người chết, gần 12.000 ca nhiễm trên toàn cầu

Trung Quốc có động thái này sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 30.1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu vì dịch viêm phổi Vũ Hán do vi rút Corona mới (2019-nCoV) gây ra đang lan rộng. WHO cảnh báo vi rút Corona mới đáng báo động vì tỷ lệ tử vong, lây nhiễm vẫn chưa được xác định rõ và không có vắc xin. “Mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi là nguy cơ vi rút lây lan sang những quốc gia có hệ thống y tế yếu ớt. Tất cả chúng ta phải cùng nhau hành động ngay bây giờ để ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục lây lan”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố.
Tính đến ngày 31.1, tổng số ca tử vong vì viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc tăng lên 213 người và có 9.821 trường hợp nhiễm bệnh khắp thế giới. Hiện chưa có trường hợp tử vong bên ngoài Trung Quốc, nhưng dịch bệnh bùng phát từ Vũ Hán cuối năm 2019, lây lan khắp 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo báo cáo của WHO, có ít nhất 9 trường hợp lây nhiễm từ người sang người ở 5 quốc gia: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.

[VIDEO] Anh xác nhận 2 ca nhiễm vi rút corona đầu tiên

Ngừng chuyến bay đến Trung Quốc

Đe dọa nền kinh tế toàn cầu

Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc trong tuần này và Công ty dịch vụ tài chính Moody's cảnh báo nguy cơ dịch bệnh sẽ tiếp tục gây biến động thị trường ở Trung Quốc và thế giới thời gian tới.
Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế, bà Kristalina Georgieva cho biết hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá toàn diện tác động kinh tế của đợt bùng phát vi rút Corona mới. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lo ngại tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán có thể lớn hơn đợt bùng phát Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2002 - 2003, từng gây tổn thất khoảng 33 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu.
Các công ty lớn như như Google của Alphabet Inc và IKEA (Thụy Điển) đã đình chỉ hoạt động tại Trung Quốc. Ít nhất 15 thành phố và tỉnh của Trung Quốc đã yêu cầu các công ty kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thêm
1 tuần, đến ngày 10.2. Moody's cảnh báo nguy cơ dịch bệnh làm xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu và những công ty lớn có dây chuyền sản xuất trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ bị tổn thất nặng nề.
Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất cạnh tranh gay gắt để đáp ứng nhu cầu về khẩu trang và làn sóng kỳ thị người Trung Quốc đang nổi lên ở một số nước trên thế giới. Trong một động thái hiếm hoi, các công ty mạng xã hội như Facebook, Twitter tuyên bố sẽ gỡ bỏ thông tin sai lệch về dịch bệnh.
Bất chấp ông Ghebreyesus khẳng định WHO không khuyến nghị hạn chế đi lại hoặc giao thương với Trung Quốc, hàng loạt quốc gia ban hành lệnh khuyến cáo công dân không nên đến Trung Quốc, theo AFP.
“Đừng đến Trung Quốc vì đang có dịch viêm phổi Vũ Hán”, Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo, đồng thời nâng cảnh báo lên mức nguy hiểm đối với Trung Quốc, ngang hàng với Afghanistan và Iraq. Chính phủ Nhật Bản cùng các nước khác cũng kêu gọi công dân tránh những chuyến đi không khẩn cấp đến Trung Quốc và tuyệt đối không đến Vũ Hán.

Mỹ khuyến cáo công dân: Vì vi rút corona, đừng đi Trung Quốc

Nhiều hãng hàng không đã ngừng bay đến Trung Quốc đại lục, bao gồm Air France KLM SA, British Airways, Lufthansa và Virgin Atlantic. Trong khi những hãng khác thì cắt giảm chuyến bay.
Riêng Ý áp dụng biện pháp quyết liệt hơn các nước khác, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, dừng giao thông hàng không với Trung Quốc ngay sau khi xác nhận ca nhiễm vi rút đầu tiên là hai khách du lịch Trung Quốc. Ngày 31.1, chính phủ Singapore tuyên bố cấm nhập cảnh đối với tất cả du khách Trung Quốc và người nước ngoài từng đến Trung Quốc gần đây.
Trong khi đó, chính phủ một số nước như Anh, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Úc đã sơ tán công dân khỏi tỉnh Hồ Bắc rồi cách ly họ trong 14 ngày, tương đương thời gian ủ bệnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.