Thách thức hạt nhân

17/06/2018 13:00 GMT+7

Tuần qua, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã diễn ra với một trong những nội dung nghị sự quan trọng là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Kết quả hội nghị thế nào thì vẫn còn cần chờ thêm thời gian, nhất là giữa bối cảnh thế giới đang chịu nhiều thách thức trong giai đoạn hạt nhân thứ hai. So với giai đoạn trước vào thời Chiến tranh lạnh, số lượng vũ khí hạt nhân hiện nay giảm đi, nhưng số lượng quốc gia sở hữu thứ “đồ chơi chết chóc” này lại nhiều hơn đáng kể.
Trong khi đó, việc giải giáp hay phi hạt nhân hóa không hề đơn giản. Ví dụ, Nam Phi đã dỡ bỏ chương trình hạt nhân đầy bất ngờ khi kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc. Belarus và Kazakhstan thì chỉ làm thế khi vẫn giữ được quan hệ thân thiết với Nga thời hậu Liên Xô. Nhưng không phải trường hợp nào cũng êm ả, bởi như Ukraine đã từng tỏ ý hối tiếc khi cho rằng nếu không từ bỏ vũ khí hạt nhân thì chưa chắc đã mất quyền kiểm soát bán đảo Crimea. Chính vì thế, không hề khó hiểu khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên cân nhắc rất nhiều yếu tố để đảm bảo việc từ bỏ chương trình hạt nhân sẽ không gây ảnh hưởng đến an ninh.
Trong khi đó, nếu việc phi hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên không có chuyển biến thực sự, thì rất dễ dẫn đến tình trạng Hàn Quốc và Nhật Bản cũng tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân để làm đối trọng. Như thế, tình hình càng trở nên bất ổn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.