Tê giác tuyệt chủng làm mồi cho chó con 14.000 năm tuổi thời Kỷ Băng hà

22/08/2020 20:59 GMT+7

Trong lúc phân tích xác chó con 14.000 năm tuổi được bảo quản cực tốt từ Kỷ Băng hà, giới chuyên gia phát hiện một điều bất ngờ trong dạ dày con vật: một mảnh còn sót lại của tê giác lông mượt đã tuyệt chủng.

Các nhà nghiên cứu Nga đã khai quật được xác chó con (hay cũng có thể là sói con) ở vùng Tumat, Siberia, vào năm 2011.
Bên trong dạ dày con vật là một nhóm mô tế bào có lông, nói ngắn gọn là da. Ban đầu, họ cho rằng đây là phần mô còn sót lại của một con sư tử thuộc loài hang động Á – Âu, dựa trên màu lông vàng của mẫu vật.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm do các chuyên gia Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Stockholm (Thụy Điển) lại tiết lộ một câu chuyện hoàn toàn khác.

Xác con cún 14.000 năm tuổi

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển

“Khi nhận được kết quả giám định ADN, họ phát hiện chúng không thuộc về sư tử hang động”, Đài CNN dẫn lời giáo sư Love Dalen của Trung tâm Di truyền học Cổ đại, một công ty liên doanh giữa Đại học Stockholm và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển.
“Chúng tôi có cơ sở dữ liệu và ti thể ADN của mọi loài động vật có vú, vì thế chúng tôi tiến hành đối chiếu dữ liệu gien di truyền thu được và kết quả thu được gần như chắc chắn đây là tê giác lông mượt đã tuyệt chủng”, giáo sư Dalen cho biết.
“Điều này chưa từng có trước đây. Tôi chưa từng biết được một trường hợp ăn thịt vào thời Kỷ Băng hà nào khác được khai quật trong thời hiện đại”, theo chuyên gia.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.