Tàu thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ cất cánh

05/11/2013 17:24 GMT+7

(TNO) Sứ mệnh khám phá sao Hỏa đầu tiên của Ấn Độ đã bắt đầu vào hôm nay (5.11) với việc nước này đưa tàu thăm dò của mình rời bệ phóng để nhắm đến hành tinh đỏ.

(TNO) Sứ mệnh khám phá sao Hỏa đầu tiên của Ấn Độ đã bắt đầu vào hôm nay (5.11) với việc nước này đưa tàu thăm dò của mình rời bệ phóng để nhắm đến hành tinh đỏ.


Hình ảnh tên lửa rời bệ phóng trên truyền hình nhà nước Ấn Độ - Ảnh: AFP

>> Ấn Độ 'lên tinh thần' cho sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa
>> Ấn Độ dời ngày phóng tàu thăm dò sao Hỏa
>> Ấn Độ sắp phóng tàu thăm dò sao Hỏa

"Nó đã cất cánh", bình luận viên đài truyền hình nhà nước Ấn Độ nói khi tên lửa rời bệ phóng từ Trung tâm vũ trụ Sriharikota ở vịnh Bengal để lao vào bầu trời nhiều mây lúc 14 giờ 38 phút chiều 5.11 (giờ địa phương, tức 16 giờ 8 phút cùng ngày theo giờ VN).

Tên lửa đẩy bốn tầng PSLV-C25 nặng 350 tấn mang theo tàu thăm dò Mars Orbiter Mission mở đầu cho sứ mệnh khám phá hành tinh đỏ đầu tiên của đất nước Nam Á. Đây cũng là thử thách lớn nhất cho nước này kể từ khi họ bắt đầu chương trình không gian đầy tham vọng hồi năm 1963.

Đúng 44 phút sau khi rời bệ phóng, tên lửa đã đặt tàu Mars Orbiter Mission vào quỹ đạo định trước quanh trái đất, AFP dẫn lời ông Radhakrishnan, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) nói với các phóng viên từ phòng điều khiển.

Trước đó, căng thẳng đã dâng cao trong giới khoa học vũ trụ Ấn Độ khi lo ngại về mức độ thành công của sứ mệnh, sau hàng loạt thất bại của các nước, bao gồm cả Trung Quốc hồi năm 2011 và Nhật Bản hồi năm 2003.

Tàu Mars Orbiter Mission, còn gọi là Mangalyaan, được công bố chỉ cách nay 15 tháng bởi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, ngay sau khi Trung Quốc phóng tàu thăm dò sao Hỏa nhưng con tàu rơi trở lại bầu khí quyển.

Tàu Mars Orbiter Mission màu vàng có kích cỡ của một chiếc xe hơi nhỏ, mang theo năm thiết bị khoa học do Ấn Độ chế tạo để nghiên cứu khí quyển sao Hỏa, nhằm tìm kiếm dấu vết của khí methane - dấu chỉ báo cho sự tồn tại của sự sống; chụp các bức ảnh màu của hành tinh đỏ; tìm xem liệu có nước trên đó hay không.

Nó được đưa lên quỹ đạo bởi tên lửa nhỏ hơn so với các tên lửa của Mỹ hay Nga trong cùng mục đích. Do vậy, tàu sẽ bay quanh quỹ đạo trái đất trong gần một tháng để có được vận tốc cần thiết nhằm đưa nó thoát khỏi lực hấp dẫn của trái đất.

Sau đó, trong chín tháng tiếp theo, tàu Mars Orbiter Mission, nặng 1.350 kg, do ISRO phát triển, sẽ phải bay hết quãng đường 400 triệu km xuyên không gian để đến được quỹ đạo hành tinh đỏ.

Theo giới chức Ấn Độ thì sứ mệnh thăm dò sao Hỏa của họ, chỉ tiêu tốn 73 triệu USD (khá rẻ so với con số 455 triệu USD cho việc phóng tàu đến sao Hỏa của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dự định thực hiện vào ngày 18.11 tới) nếu thành công trọn vẹn sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chương trình khám phá vũ trụ của nước này.

Được biết, vào năm 2008, Ấn Độ đã phóng thành công tàu Chandrayaan-1 lên quỹ đạo mặt trăng và sau đó thông báo phát hiện có sự tồn tại của nước trên 'chị Hằng'.

Sứ mệnh này được xem là niềm tự hào và là bước đệm cho việc thực hiện chương trình thăm dò sao Hỏa đầy tham vọng của đất nước Nam Á.

Tiến Dũng

>> Dần tắt hy vọng tìm thấy sự sống trên sao Hỏa
>> Rô bốt rắn có thể lên sao Hỏa
>> Xây dựng tòa nhà trên sao Hỏa
>> Hơn 200.000 người muốn định cư trên sao Hỏa
>> NASA nghiên cứu bí ẩn khí quyển sao Hỏa
>> Xác định lại tuổi thiên thạch sao Hỏa
>> Tàu Curiosity khoan mũi thứ hai trên sao Hỏa
>> Tàu Curiosity chuẩn bị khoan mũi đầu tiên trên sao Hỏa
>> Curiosity bắt đầu khám phá sao Hỏa
>> Sứ mệnh khó khăn nhất của Curiosity
>> NASA nghiên cứu bí ẩn khí quyển sao Hỏa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.