Singapore chế tạo vật liệu 'như da người'

06/07/2021 22:29 GMT+7

Các nhà khoa học đã phát triển thành công một loại vật liệu mút thông minh tương tự như da người, cho phép robot cảm nhận được các đồ vật ở gần và tự phục hồi khi bị hư hỏng.

Theo Reuters ngày 6.7, loại mút có chứa hệ thần kinh nhân tạo (AiFoam) là một loại polymer có độ đàn hồi cao, được tạo ra bằng cách trộn hợp chất fluoropolymer với một hợp chất làm giảm sức căng bề mặt.
Điều này cho phép loại vật liệu này dễ dàng hợp lại thành một mảnh khi bị cắt trúng, tương tự như da người tự lành lại khi bị thương, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore.
Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Benjamin Tee cho biết: “Loại vật liệu thế này có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong ngành robot và sản xuất chi giả, là ngành mà robot cần phải trở nên thông minh hơn khi làm việc quanh con người”.
Để tái tạo cảm giác sờ nắm của con người, nhóm nghiên cứu đã truyền vào vật liệu các hạt kim loại cực nhỏ và thêm những điện cực nhỏ vào bên dưới bề mặt vật liệu.

Loại vật liệu được nghiên cứu

Reuters

Khi có áp lực, các hạt kim loại sẽ kéo lại gần nhau trong ma trận polymer, làm thay đổi tính chất điện của chúng. Những thay đổi này sẽ được các điện cực kết nối với máy tính phát hiện, từ đó sẽ cho robot biết phải làm gì, theo tiến sĩ Tee.
Ông giải thích: "Khi tôi di chuyển ngón tay đến gần cảm biến, ta có thể thấy cảm biến sẽ đo những thay đổi trong điện trường của tôi và phản hồi tương ứng với cái chạm tay đó".
Tính năng này cho phép bàn tay của robot nhận ra cả mức độ và hướng của lực tác dụng, từ đó có khả năng làm cho robot thông minh hơn và tương tác tốt hơn. “Nó cũng có thể cho phép người dùng cánh tay robot của mình một cách trực quan hơn khi cầm nắm đồ vật”, tiến sĩ Tee nói thêm.

Singapore không tính người tiêm vắc xin Sinovac vào danh sách chủng ngừa

Tiến sĩ Tee cho biết AiFoam là loại vật liệu đầu tiên kết hợp cả đặc tính tự phục hồi cũng như cảm biến lực và khoảng cách. Sau hơn 2 năm phát triển, ông và nhóm của mình hy vọng rằng loại vật liệu này có thể được đưa vào sử dụng thực tế trong vòng 5 năm nữa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.