Người mượn chỗ, người mượn thế

13/04/2014 03:00 GMT+7

Sau 8 tháng đàm phán và kịp kết thúc trước chuyến thăm Philipines của Tổng thống Mỹ Barack Obama, hai nước đã đạt thỏa thuận về hợp tác an ninh mới. Họ từng là đồng minh chiến lược truyền thống của nhau và Mỹ duy trì căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philipines tới năm 1991 mới phải rời đi. Đến năm 2000, hai bên lại ký hiệp ước hợp tác quân sự cho phép quân đội Mỹ trở lại Philippines tuy mức độ không bằng trước.

Bởi thế, thỏa thuận mới nhất không phải là tiền lệ mà là bước tiếp theo chiều hướng đã được xác định từ trước. Kết quả này cho phép Mỹ hiện diện quân sự nhiều hơn và có phạm vi hoạt động rộng rãi hơn nhưng vẫn chưa thể bằng trước năm 1991.

Tuy nhiên, ý nghĩa và tác động chính trị của thỏa thuận mới quan trọng hơn rất nhiều, đơn giản bởi bối cảnh tình hình ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á đã khác trước. Những vấn đề đang đặt ra về chính trị an ninh cũng như địa chiến lược buộc Mỹ và Philipines phải giải quyết cũng đã rất khác trước. Mỹ đã và đang triển khai điều chỉnh chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ về nhiều phương diện và đang gây trục trặc với một số quốc gia do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, trong đó có Philipines. Nước này không phải là đối thủ quân sự của Trung Quốc nên phải dựa vào thế và uy của Mỹ. Washington thì cam kết an ninh cho Manila nhưng cũng không muốn đối địch quân sự với Bắc Kinh. Vì thế, Mỹ mượn Philippines làm chỗ để hiện diện và phát đi thông điệp cảnh báo, răn đe Trung Quốc từ sự hiện diện đó.

La Phù

>> Philipines gắn tên lửa đối hạm cho tàu chiến
>> Hoa hậu Philipines đoạt danh hiệu Miss Cyber Press

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.