Phòng thủ cũng là tấn công

08/05/2012 03:10 GMT+7

Việc nghiên cứu thành công hệ thống phòng thủ tên lửa không được chính phủ Ấn Độ tán dương như vụ thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo Agni V. Tuy nhiên, về phía New Delhi, lá chắn tên lửa này có ý nghĩa chiến lược thực tế chẳng hề kém so với Agni V.

Theo Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), lá chắn tên lửa này tương đương với hệ thống Patriot 3 của Mỹ. Sau nhiều lần thử nghiệm thành công, nó sẽ được triển khai ở hai thành phố của Ấn Độ và tiếp tục phát triển. Theo đà này, sau vài năm nữa, Ấn Độ sẽ đủ khả năng đánh chặn tên lửa từ bên ngoài tấn công vào. Hiện tại, xung quanh Ấn Độ, chỉ Trung Quốc và Nga tự chế tạo được hệ thống phòng thủ tên lửa, còn các nước khác phải trông cậy vào Mỹ.

Mặc dù, Ấn Độ công khai về thành tựu nghiên cứu và phát triển lá chắn tên lửa với mục đích phòng thủ nhưng có cả tác động tấn công. Phòng thủ hiệu quả sẽ vô hiệu hóa những con bài răn đe và dọa dẫm của đối phương. Có hệ thống phòng thủ tức là có thêm vũ khí mới để vũ trang cho mình và trấn áp đối phương. Trong cục diện quan hệ và tương quan lực lượng hiện tại ở khu vực xung quanh Ấn Độ, các bên đều dùng khả năng trả đũa để răn đe những bên khác không tấn công, còn năng lực phòng thủ chỉ đóng vai trò thứ yếu. Vì thế, khi có thêm khả năng phòng thủ thì công hiệu của việc răn đe sẽ tăng lên nhiều lần. Thậm chí, nó có thể làm thay đổi cả chính cục diện quan hệ và tương quan lực lượng hiện tại. 

Thảo Nguyên

>> Ấn Độ sắp nhận tàu sân bay của Nga
>> Nga dọa tấn công phủ đầu lá chắn tên lửa của NATO
>> Ấn Độ phóng thành công tên lửa liên lục địa
>> Thế trận tên lửa Đông Bắc Á
>> Nga đưa tên lửa Bulava vào sản xuất hàng loạt
>> Iran chế tạo tên lửa có tầm bắn đến Mỹ
>> Nga xây dựng nhà máy sản xuất tên lửa S-500
>> CHDCND Triều Tiên “chế tạo tên lửa bắn tới Mỹ”

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.