Phát hiện thú vị về sao chổi đến từ ngoài hệ mặt trời

31/03/2021 20:00 GMT+7

Theo khám phá mới, sao chổi đầu tiên từ không gian liên sao nhiều khả năng vẫn còn nguyên như mới, tức chưa từng đi ngang bất kỳ ngôi sao nào, trước khi ghé thăm hệ mặt trời của chúng ta.

Năm 2019, các nhà khoa học phát hiện sao chổi 2I/Borisov đi lạc vào hệ mặt trời. Tốc độ và hướng đi của nó giúp tiết lộ manh mối về nguồn gốc của thiên thể này.
2I/Borisov chính thức trở thành sao chổi đầu tiên được ghi nhận đi vào hệ mặt trời, và là “vị khách không mời mà đến” thứ hai, sau tiểu hành tinh Oumuamua, ghé thăm chúng ta từ không gian liên sao.
Đến nay, nhà thiên văn học Stefano Bagnulo của Đài quan sát và Cung thiên văn Armagh (Bắc Ireland) đã công bố phát hiện mới. “2I/Borisov có thể đại diện cho một sao chổi nguyên thủy đầu tiên mà chúng ta quan sát được từ trước đến nay”, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications.
Đội ngũ do ông Bagnulo dẫn đầu cho rằng sao chổi trên chưa từng đến gần bất kỳ ngôi sao nào trước khi bay ngang mặt trời năm 2019.
Trong một báo cáo khác, các nhà nghiên cứu Chile tìm cách thu thập manh mối liên quan đến sự ra đời và hệ sao nhà của nó, dựa vào dữ liệu do Đài thiên văn ALMA ở Chile và Kính Viễn vọng Cực lớn của Đài Quan sát Nam Âu (ESO) cung cấp.
Theo đó, tác giả Bin Yang, chuyên gia của ESO, phát hiện sao chổi 2I/Borisov được tạo thành từ các vật chất bắt nguồn từ nhiều nơi khác nhau trong hệ sao nhà, trước khi bị các hành tinh khổng lồ ở quê hương quẳng đến hệ mặt trời.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.