Peru ban bố tình trạng khẩn cấp vì biểu tình chống dự án của Trung Quốc

30/09/2015 16:16 GMT+7

(TNO) Chính phủ Peru hôm 29.9 đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại 6 tỉnh sau khi các cuộc biểu tình phản đối dự án xây nhà máy xử lý đồng của Trung Quốc đã leo thang thành bạo động, khiến 4 người chết.

(TNO) Chính phủ Peru hôm 29.9 ban bố tình trạng khẩn cấp tại 6 tỉnh sau khi cuộc biểu tình phản đối dự án của một tập đoàn Trung Quốc leo thang thành bạo động.

Người dân Peru biểu tình phản đối dự án xây nhà máy xử lý đồng của Trung Quốc ngày 28.9 - Ảnh: AFP Người dân Peru biểu tình phản đối dự án xây nhà máy xử lý đồng của Trung Quốc ngày 28.9 - Ảnh: AFP
Động thái này này đồng nghĩa với việc quyền tự do tụ họp sẽ bị cấm và cảnh sát có quyền khám xét nhà mà không cần trát tòa trong vòng 30 ngày tới, theo AFP.

Cư dân địa phương đã đổ xuống đường biểu tình ngày 28.9 để phản đối công trình xây dựng nhà máy xử lý khoáng sản vì cho rằng nhà máy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng xấu đến mùa màng. Đã có 4 người chết trong các cuộc biểu tình này.

Lực lượng vũ trang Peru đã được lệnh canh gác hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường cao tốc và cầu nhằm duy trì hoạt động của khối dịch vụ công.

Dự án xây dựng nhà máy xử lý khoáng sản tọa lạc giữa 2 tỉnh Cotabambas và Grau. Chủ dự án là tập đoàn xây dựng MMG (Trung Quốc). Ông Pedro Cateriano, thủ tướng Peru, nói với AFP rằng dự án trên được kỳ vọng sẽ giúp GDP của nước này tăng thêm 1,4% khi nhà máy đi vào hoạt động trong năm 2016 tới.

“Chúng tôi không thể để cho một nhóm có động cơ chính trị cản trở dự án đã được tiến hành bình thường trong nhiều năm liền”, ông Cateriano cho hay.

Người biểu tình cho biết nhà máy Trung Quốc ban đầu được hoạch định xây ở nơi khác, nhưng chủ dự án đã chỉnh sửa lại báo cáo về tác hại môi trường nhằm được cấp phép xây.

“Công ty của chúng tôi luôn tuân thủ pháp luật và luôn sẵn sàng đàm phán”, theo một thông báo từ chủ dự án kể trên.

Nhà máy này đang được xây tại vị trí có độ cao hơn 4.000 m. Việc xây dựng đã bắt đầu vào ngày 10.8 và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2016.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.