Nỗi khổ mất nhà tù ở Mỹ

07/01/2016 18:00 GMT+7

Đó là một nỗi khổ kiểu Mỹ, khi hàng chục nhà tù liên tiếp bị đóng cửa, khiến không ít cư dân xung quanh các nhà tù ngậm ngùi vì mất việc làm.

Đó là một nỗi khổ kiểu Mỹ, khi hàng chục nhà tù liên tiếp bị đóng cửa, khiến không ít cư dân xung quanh các nhà tù ngậm ngùi vì mất việc làm.

Khu thể thao hiện đại The Yard có một tháp canh và quấn kẽm gai trên cổng vào, vì đây vốn trước là nhà tù - Ảnh: The YardKhu thể thao hiện đại The Yard có một tháp canh và quấn kẽm gai trên cổng vào, vì đây vốn trước là nhà tù - Ảnh: The Yard
Đến nhà tù chơi thể thao

Cách đây vài tháng, khu thể thao quy mô ở thị trấn Warwick mang tên The Yard hoành tráng khai trương trên một khu đất rộng đến gần 150.000 mét vuông ở bang New York (Mỹ). Vận động viên chơi đủ loại môn thể thao khác nhau, thuộc đủ độ tuổi khác nhau, đều có thể đến đây luyện tập trên các sân bãi hiện đại, cả trong nhà lẫn ngoài trời. Hay thoải mái đạp xe hoặc dắt chó đi dạo ở khu vực rộng lớn này. Đó là một khu thể thao cực kỳ quy mô nằm cách thành phố New York sầm uất chỉ vài giờ lái xe.
Trước khi khu thể thao The Yard khánh thành, nơi đây từng là nhà tù khét tiếng Mid-Orange, đã bị đóng cửa vào năm 2011. Chính vì vậy mà ngay ở lối vào, người ta dễ dàng nhìn thấy trên cổng chính đầy những dây kẽm gai tua tủa và một cái tháp canh đứng sừng sững ở cạnh đó. Mid-Orange là một trong số 15 nhà tù đã bị chính quyền bang New York đóng cửa trong vòng 4 năm qua. Không chỉ riêng bang New York, mà có ít nhất 17 bang ở Mỹ đã đóng cửa bớt nhà tù kể từ 2011.
"Kiếm cơm" nhờ nhà tù
Cách đây chừng 30 năm, nhà tù trở thành nơi cung cấp việc làm ổn định cho dân cư ở nhiều vùng nông thôn Mỹ. Chính sách trừng phạt khắc nghiệt thời đó khiến cho nhà tù nở rộ và nhiều vùng quê đã phất lên thấy rõ nhờ công ăn việc làm mà các nhà tù mang lại. Số lượng nhà tù cấp bang tăng từ 700 ở thời điểm giữa thập niên 70 của thế kỷ trước lên thành hơn 1.000 vào năm 2000, theo số liệu của Viện thành thị ở Washington. Trong thập niên 90, trung bình mỗi năm, có chừng 25 cái nhà tù mọc lên ở vùng nông thôn.
Vào “thời hoàng kim”, nhà tù Mid-Orange cung cấp việc làm cho 450 cư dân Warwick – vốn chỉ có 6.700 dân. 
Nơi này đáng sợ với nhiều người, nhưng nó lại là "nồi cơm" của nhiều người khác - Ảnh: Shutterstock
Vậy nhưng hiện nay nhiều bang đang muốn đóng cửa bớt nhà tù và việc làm này được cả hai đảng hậu thuẫn. Chính quyền các bang ở Mỹ đang tích cực tìm cách cải tổ hệ thống pháp lý, trong đó tống vào tù được xem là giải pháp cuối cùng chẳng đặng đừng.
Trong năm 2011, bang New York đã đóng cửa 9 nhà tù. Tuy nhiên, việc đóng cửa nhà tù đã làm cho không ít cư dân sống quanh khu vực nhà tù tọa lạc phải thất nghiệp vì mất việc làm.
Sau khi chơi thể thao ở "nhà tù" The Yard, người ta có thể thoải mái ra về - Ảnh: The Yard  
Biến nhà tù thành phim trường
Báo Christian Science Monitor dẫn lời Marc Mauer - giám đốc điều hành của Dự án án phạt nhận định: “Nhà tù đã trở thành một bộ phận then chốt đóng góp cho nền kinh tế địa phương ở các thị trấn nhỏ. Vì thế, khi một bang quyết định đóng cửa các cơ sở này, cần phải suy nghĩ về các hỗ trợ chuyển đổi kinh tế cho các thị trấn”.
Và New York đã trở thành một mô hình được đánh giá là thành công trong việc chuyển đổi này. Với 162 triệu USD tiết kiệm được mỗi năm nhờ đóng cửa nhà tù, bang New York đã đầu từ số tiền đó vào một chương trình phát triển kinh tế cho các thị trấn có nhà tù bị đóng cửa. 
The Yard được xem là một mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành công - Ảnh: The Yard

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư hay bán đi các khu đất nhà tù cũ không phải là điều dễ dàng đối với chính quyền các bang. Đến nay, chỉ mới một số nhà tù cũ được mua lại hoặc được đầu tư thay đổi công năng. Chẳng hạn nhà tù Arthur Kill ở Staten Island hồi năm ngoái đã được bán với giá 7 triệu USD và đang được “hô biến” thành một phim trường rộng lớn. Hay gần đây, bang New York vừa ký hợp đồng trị giá đến 200 triệu USD với NoVo Foundation để chuyển cái nhà tù nữ Bayview ở ngay Manhattan thành Tòa nhà phụ nữ, nơi cánh chị em có thể tham gia hàng loạt hoạt động dành cho riêng họ, trong đó có kinh doanh.

Đất nhà tù nào cũng dễ bán?
Warwick là một câu chuyện thành công về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sau khi đóng cửa nhà tù Mid-Orange. Nhưng lý do chính cho sự chuyển đổi thành công này là nhờ yếu tố “view đẹp”: vị trí nhà tù Mid-Orange tọa lạc tiếp giáp với hồ nước Wickham đẹp như tranh. Thế nên một công ty địa phương đã bó ra 3,1 triệu USD để mua 600.000 mét vuông đất ở đây, tức bằng 1/5 so với tổng diện tích của khu nhà tù rộng lớn này. Phần diện tích còn lại được chính quyền mua bằng 1 USD cho các dự án giải trí công cộng và bảo vệ môi trường.
Sau khi mở cửa The Yard trên nền nhà tù cũ, công ty kể trên sẽ nhanh chóng khai trương khu ẩm thực, khách sạn và bán lại các miếng đất đã được phân lô.
Nhưng không phải nhà tù nào cũng có “view đẹp". Một nhà tù khác bị đóng cửa hồi năm 2011 ở bang New York là Oneida đến nay vẫn cứ ế chỏng chơ chẳng ai muốn mua. Lý do? Đã không giáp hồ, nó lại giáp với một nhà tù khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.