Những ‘con tàu ma’ trung chuyển hạt nhân qua vùng biển hải tặc

08/02/2016 15:02 GMT+7

Được tàu ngầm tháp tùng và 50 biệt kích chia ra trấn giữ, hai con tàu của Anh đang âm thầm di chuyển qua các vùng biển, chở theo nhiên liệu hạt nhân đủ để nhồi vào đầu đạn của 80 tên lửa.

Được tàu ngầm tháp tùng và 50 biệt kích chia ra trấn giữ, hai con tàu của Anh đang âm thầm di chuyển qua các vùng biển, chở theo nhiên liệu hạt nhân đủ để nhồi vào đầu đạn của 80 tên lửa.

Hai con tàu “ma” chở vật liệu nhiệt hạch Pacific Heron và Pacific Egret tại Barrow-in-Furness, Anh trước khi khởi hành sang Nhật - Ảnh: Tổ chức bảo vệ môi trường COREHai con tàu “ma” chở vật liệu nhiệt hạch Pacific Heron và Pacific Egret tại Barrow-in-Furness, Anh trước khi khởi hành sang Nhật - Ảnh: Tổ chức bảo vệ môi trường CORE

Nghe qua tưởng chừng như là một tình tiết trong các bộ phim James Bond, nhưng đây là chuyện hàng thật giá thật và luôn bị che chắn trước dư luận, nên chúng còn được gọi là những “con tàu ma”.

Hai tàu chở container có tên lần lượt là Pacific Heron và Pacific Egret đã rời khỏi cảng Barrow-in-Furness, Cumbria (Anh) hồi tháng trước trong chặng đầu tiên của chuyến du hành đầy nguy hiểm, theo trang tin Daily Mail ngày 7.2.

Sứ mệnh của chúng là thẳng tiến đến Nhật Bản và thu thập 331 kg plutonium, đã được Anh cho Nhật Bản thuê trước đó.

Hai con tàu trên nằm trong tầm bảo vệ của tàu ngầm thuộc lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh và các tàu nổi. Bản thân chúng cũng được trang bị pháo 20 ly.

Pacific Heron và Pacific Egret lênh đênh trên Đại Tây Dương trước khi đi qua kênh đào Panama để vào Thái Bình Dương trước khi đến Nhật Bản. Đích đến cuối cùng là cơ sở tồn trữ hạt nhân Mỹ thuộc bang South Carolina, và chặng về của hành trình từ Đông Á đến bờ Đông nước Mỹ cũng sẽ đi qua kênh đào Panama.

Điều này có nghĩa là các con tàu sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu của những tổ chức khủng bố, và nếu bị đánh trúng, số nhiên liệu hạt nhân trên tàu đủ sức phá hoại cả vùng Trung Mỹ.

Do vậy, chúng nhiều khả năng sẽ chuyển sang tuyến đường khác, bọc qua Mũi Sừng ở cực nam của Nam Mỹ, cũng là một trong những tuyến hàng hải nguy hiểm nhất thế giới.

Chuyên gia hạt nhân John Large nhận định rằng số hàng trên tàu là vô giá và thuộc một phần của giao dịch thương mại bí mật trong lĩnh vực vật liệu nhiệt hạch giữa các nước như Mỹ và Anh. Nguy cơ lớn nhất là cháy nổ trên tàu và do tên lửa bên ngoài tấn công.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.