Nhờ đâu IS vẫn sống khỏe?

17/12/2015 09:57 GMT+7

IS đã hứng 9.000 đợt không kích sấm sét của Mỹ và liên quân. IS đã mất 40% lãnh thổ tại Iraq, mất hơn 10.000 tay súng. Nhưng IS vẫn cứ làm mưa làm gió, không chỉ riêng tại Iraq hay Syria. Nhờ đâu?

IS đã hứng 9.000 đợt không kích sấm sét của Mỹ và liên quân. IS đã mất 40% lãnh thổ tại Iraq, mất hơn 10.000 tay súng. Nhưng IS vẫn cứ làm mưa làm gió, không chỉ riêng tại Iraq hay Syria. Nhờ đâu?

Một cuộc biểu dương lực lượng của IS ở Tel Abyad (Syria) - Ảnh: ReutersMột cuộc biểu dương lực lượng của IS ở Tel Abyad (Syria) - Ảnh: Reuters
Nghịch lý
“Chúng ta đang đánh IS mạnh hơn bao giờ hết. Máy bay liên quân – bao gồm máy bay ném bom, máy bay do thám của chúng ta – đã tăng cường cấp tập không kích, đến nay đã là 9.000 đợt. Tháng 11 vừa qua, chúng ta dội nhiều bom xuống các mục tiêu IS hơn bất kỳ tháng nào kể từ khi bắt đầu chiến dịch này. Chúng ta đã tiêu diệt các lãnh đạo, các tư lệnh và các kẻ sát nhân của IS, từng tên, từng tên một…” , Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hồ hởi “khoe chiến công” với nhân dân Mỹ như thế trong bài phát biểu mấy hôm trước.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết IS đã mất 40% lãnh thổ từng kiểm soát tại Iraq.
Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó từng báo cáo đã tiêu diệt hơn 10.000 chiến binh IS, theo hãng truyền thông BBC.
Rõ ràng, các đợt dội bom tối tăm mặt mũi của Mỹ và liên quân từ tháng 9. 2014 đến nay khiến IS không còn có thể ào ạt, dàn hàng trăm xe bọc thép, xe tải chở đầy nhóc chiến binh mà chiếm lĩnh các vùng lãnh thổ mới như từng làm trước đây ở Iraq nữa.
IS vẫn cứ sống khỏe sau hàng ngàn đợt dội bom như thế này từ máy bay của liên quân do Mỹ dẫn đầu - Ảnh: ReutersIS vẫn cứ sống khỏe sau hàng ngàn đợt dội bom như thế này từ máy bay của liên quân do Mỹ dẫn đầu - Ảnh: Reuters

Nhưng “thành quả” của tổ chức khủng bố khét tiếng này vẫn đầy bất ngờ: nếu như trước thời điểm 9.2014, chỉ một vụ tấn công duy nhất ở phương Tây là có dính líu tới IS thì sau thời điểm đó, con số này là trên 25.
Dẫu 10.000 thành viên đã tắt thở, IS vẫn cứ sống đều và sống khỏe, dường như không gặp khó khăn gì trong việc tuyển dụng thành viên mới và “điều binh” đi khắp nơi, cả tới những thành phố phương Tây, nơi IS bị canh chừng nghiêm ngặt nhất.
Trụ cột yếu ớt
Ngoài việc áp dụng các chiến thuật thông minh và rất mềm dẻo, sự lớn mạnh của IS cho tới nay còn là "nhờ" một yếu tố quan trọng khác. Hãng truyền thông BBC dẫn phân tích của tiến sĩ Omar Ashour, làm việc tại bộ phận Nghiên cứu chính trị và an ninh Trung Đông của Đại học Exeter (Anh) cho rằng cả 3 chính sách nền tảng mà phương Tây đang áp dụng để chống IS đều kém hiệu quả.
Chính sách đầu tiên: Không kích giới hạn IS trong ngắn hạn. Đây có lẽ là chính sách thành công nhất của phương Tây nhờ áp đảo về tiền bạc và công nghệ quốc phòng, khiến IS không còn dám ào ạt đem quân đánh chiếm các lãnh thổ mới như trước nữa. Nhưng IS vẫn cứ dễ dàng giấu khí tài, vũ khí và trà trộn chiến binh giữa dân thường, khiến việc tiêu diệt IS “từ trên trời” trở nên hết sức khó khăn.
Không những thế, IS vẫn xoay sở giỏi với lắm chiến thuật bất ngờ, nhất là các vụ tấn công ngày càng dày đặc vào các thành phố phương Tây.
Chiến binh IS giữa đường phố Raqqa (Syria) - Ảnh: ReutersChiến binh IS giữa đường phố Raqqa (Syria) - Ảnh: Reuters

Chính sách thứ 2: Phá hoại IS trung hạn thông qua trang bị vũ khí cho các đồng minh địa phương. Về mặt lý thuyết, các đồng minh của phương Tây tại Iraq và Syria sẽ lãnh lấy phần đánh IS trên mặt đất. Nhưng Mỹ và các đồng minh thực tế chưa bao giờ kiểm soát được các "đồng minh địa phương" với các lợi ích riêng, mục đích riêng, hiềm khích riêng đan xen đầy phức tạp. Có lực lượng đặt ưu tiên hàng đầu là đánh chính quyền Syria, có đồng minh này muốn diệt đồng minh kia.
Ngoài ra, các lực lượng nổi dậy chống IS do Mỹ bỏ công huấn luyện còn bị "đồng nghiệp khủng bố" của IS là Nusra Front ( còn được gọi là al-Qaeda ở Syria) đánh tơi bời. Dường như bao nhiêu đó rắc rối vẫn chưa đủ để phá hoại chính sách thứ 2, Nga cũng tích cực dội bom các "đồng minh địa phương" của Mỹ chống ông Assad - đồng minh của Nga.
Chính sách thứ 3: ngăn chặn IS từ dài tới trung hạn thông qua cải cách môi trường chính trị địa phương bằng hòa giải và dân chủ hóa. Một nhiệm vụ bất khả thi! Suốt bao nhiêu thập niên dài qua, trước khi IS kịp "chào đời", bạo động nhuốm màu sắc cực đoan, bè phái đã nổ ra liên tu bất tận ở khu vực Trung Đông. Và IS chỉ là một trong những triệu chứng của hệ thống chính trị đầy bất ổn trong khu vực.
Chính vì thế, dẫu phương Tây có đánh thắng IS đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là một chiến thắng bề mặt tạm thời giữa một bối cảnh đầy rắc rối nhằng nhịt khó gỡ không chỉ ở Iraq hay Syria mà cả Ai Cập, Libya, Yemen và Ả Rập Xê Út. Đánh đánh thắng IS về mặt quân sự chẳng khác nào dán cái băng cá nhân bé xíu lên một vết thương toác hoác miệng to đùng đang lở loét!
1 chọi 500
Tháng 9.2014, Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) ước tính IS có từ 20.000 - 31.000 chiến binh. Nếu đem con số này mà so chỉ riêng với lực lượng vũ trang và an ninh chính quy của Iraq, tương quan lực lượng là 1:8. Đó là chưa kể đến đông đảo các đồng minh của Iraq cũng đang chống IS, bao gồm lực lượng Shitte, lực lượng Sunni, người Kurd. Tất nhiên, cũng không ai quên cả một liên minh quân sự hùng mạnh và giàu có phóng máy bay hàng chục ngàn lần mà dội bom ầm ầm xuống IS suốt hơn một năm qua.
Lực lượng người Kurd tại Iraq được Mỹ hậu thuẫn để chống IS rất quyết liệt - Ảnh: ReutersLực lượng người Kurd tại Iraq được Mỹ hậu thuẫn để chống IS rất quyết liệt - Ảnh: Reuters

Tháng 10.2014, thành phố Mosul với sự bảo vệ của lực lượng an ninh Iraq lên đến 30.000 người đã thất thủ trước chừng 800 -1.500 tay súng IS. Tính ra, một tay súng IS phải “chọi” ít nhất 20 lính Iraq. Vậy mà thành phố lớn thứ 2 này của Iraq vẫn cứ về tay IS.
Ở những khu vực khác IS hoạt động mạnh mẽ, chẳng hạn như bán đảo Sinai ở Ai Cập, tương quan lực lượng giữa quân chính phủ và tay súng IS vào mức vào khoảng 500:1.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.