Nhiều 'loài người' từng tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu - và nguy cơ đang quay lại

18/10/2020 20:00 GMT+7

Hiện chỉ còn một loài người có mặt trên Trái đất ngày nay, đó là Homo sapien (Người tinh khôn), và chúng ta là thành phần sống sót cuối cùng của ít nhất 6 loài người khác nhau. Tất cả là do biến đổi khí hậu.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao các tổ tiên loài người lại tuyệt chủng, trong khi Homo sapien tiếp tục nhân rộng và giờ đây thống trị hành tinh?
Theo báo cáo mới đăng trên chuyên san Cell Press, nguyên nhân chính là điều mà chúng ta ngày nay đang phải đối mặt: biến đổi khí hậu.
Các nhà nghiên cứu đã kết hợp những mô hình khí hậu và dữ liệu hóa thạch để tìm kiếm manh mối nhằm giải thích tại sao tất cả những sự kiện tuyệt chủng đều diễn ra cho các tổ tiên loài người trong vòng 5 triệu năm qua.
Kết quả cho thấy việc thiếu năng lực thích ứng đối với tình trạng ấm lên hoặc nguội đi của khí hậu đóng “vai trò quan trọng” cho sự diệt chủng đã xảy ra.
“Chúng tôi phát hiện bất chấp những sáng kiến kỹ thuật thời đó như khả năng dùng lửa, chế tạo công cụ đồ đá, sự hình thành hệ thống xã hội phức tạp, và trong trường hợp của người Neanderthal thậm chí còn chế tạo được các đầu mũi tên, quần áo, cũng như trao đổi văn hóa và di truyền đáng kể với người Homo sapiens, những loài người khác không thể chống chọi và tồn tại được trước sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt của môi trường”, theo tiến sĩ Pasquale Raia của Đại học Naples Federico II (Ý).
“Họ đã nỗ lực hết sức…nhưng cuối cùng, tất cả nỗ lực đó đều không đủ”, theo nhà nghiên cứu Raia.

7.000 năm trước, người thời đồ đá đối phó với biến đổi khí hậu ra sao?

Ông gọi phát hiện trên là sự cảnh báo cho loài người ngày nay, trong bối cảnh chúng ta đang đối mặt với những biến đổi khí hậu chưa từng có .
“Bản thân tôi xem đây là thông điệp cảnh báo chấn động. Biến đổi khí hậu đã khiến nhiều loài người Homo tàn lụi trong quá khứ, và điều này có thể xảy ra một lần nữa”, tiến sĩ người Ý nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.