Nhật nỗ lực đưa vấn đề Biển Đông vào Hội nghị G7

06/04/2016 08:41 GMT+7

Chính phủ Nhật Bản đang làm việc với 6 quốc gia khác để đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp tới.

Chính phủ Nhật Bản đang làm việc với 6 quốc gia khác để đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp tới.

Lãnh đạo các nước dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Đức năm 2015 - Ảnh: ReutersLãnh đạo các nước dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Đức năm 2015 - Ảnh: Reuters
Hãng tin Jiji Press ngày 5.4 dẫn nguồn tin cấp cao ở Tokyo nói rõ Thủ tướng Shinzo Abe sẽ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh G7, dự kiến diễn ra ở thành phố Shima, miền nam Nhật Bản, vào ngày 26 - 27.5 nên ông muốn khẳng định sự đoàn kết của nhóm (gồm Nhật, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Ý) trong việc giải quyết các vấn đề ở châu Á.
Tokyo hy vọng tuyên bố chung hội nghị sẽ phản ánh quan ngại chung về tình trạng căng thẳng đang leo thang ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Dự kiến trong tuyên bố chung, Nhật cũng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm tự do lưu thông trên biển, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp cũng như cảnh báo những hành động phá hoại ổn định khu vực, trong đó có hoạt động bồi đắp phi pháp quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Kyodo News, trong một cuộc họp song phương hồi cuối tháng 2, phía Trung Quốc đã cảnh báo Nhật không nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị G7 sắp tới vì có thể “ảnh hưởng cải thiện quan hệ song phương”. Phía Nhật khi đó lập tức bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc và tuyên bố cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa khu vực.
Tại hội nghị năm 2015 ở Berlin (Đức), G7 đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh: “Các nhà lãnh đạo cực lực phản đối bất kỳ hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng như bồi đắp đất quy mô lớn”, nhưng không đề cập đích danh Trung Quốc. Do đó, giới quan sát dự đoán với tư cách là nước chủ nhà lần này, Nhật chắc chắn sẽ tiếp tục nỗ lực đưa quan ngại về Biển Đông và biển Hoa Đông vào tuyên bố chung nhưng dư luận cũng đang quan tâm liệu Trung Quốc có bị nêu đích danh hay không.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.