Nhật nâng cấp hệ thống đánh chặn tên lửa đối phó Triều Tiên

15/02/2016 20:16 GMT+7

Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ tăng tốc việc nâng cấp hệ thống tên lửa đánh chặn sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo hôm 7.2 khiến Nhật, Mỹ cùng Hàn Quốc nghi là thử đạn đạo trá hình.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ tăng tốc việc nâng cấp hệ thống tên lửa đánh chặn sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo hôm 7.2 khiến Nhật, Mỹ cùng Hàn Quốc nghi là thử đạn đạo trá hình.

Hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 của Nhật - Ảnh: ReutersHệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 của Nhật - Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Jiji Press, “tên lửa đạn đạo” mà Triều Tiên vừa phóng bay hơn 2.000 km, giống như tên lửa tầm xa nước này phóng hồi tháng 12.2012.
Để đối phó mối đe dọa tên lửa mà Tokyo cho là ngày càng gia tăng từ Bình Nhưỡng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch tăng số tàu khu trục Aegis, thành phần chủ lực trong hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này. Theo đó, từ đây đến tài khóa 2020, bắt đầu từ tháng 4.2020, Nhật sẽ mua thêm 2 chiếc khu trục Aegis, nâng tổng số loại tàu chiến này lên 8.
Ngoài ra, Nhật Bản sẽ phát triển phiên cải tiến của tên lửa đánh chặn SM-3. Hiện nay có 4 trong 6 khu trục hạm Aegis của Nhật được trang bị SM-3. Tokyo sẽ nâng cấp 2 chiếc tàu Aegis còn lại để có thể tương thích với SM-3 trước tài khóa 2018, bắt đầu từ tháng 4.2018.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Nhật Bản hiện nay đòi hỏi phải huy động một lúc 3 tàu khu trục Aegis để có tầm bao phủ khắp quốc gia. Hệ thống phòng thủ này có 2 lớp. Lớp thứ nhất có nhiệm vụ bắn hạ tên lửa đối phương bằng SM-3 ở tầm cao trên 100 km. Nếu thất bại, lớp phòng thủ thứ 2 sẽ khai hỏa tên lửa PAC-3 Patriot khi tên lửa đối phương đến gần mục tiêu. PAC-3 Patriot có tầm bắn cao 20 km.
Tuy nhiên, chỉ PAC-3 Patriot thì không đủ để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung như tên lửa Nodong của Triều Tiên ở tầm thấp vì với vận tốc 3-7 km/giây, sau khi trở lại bầu khí quyển, những tên lửa đó sẽ bay quá nhanh, theo một số nguồn tin nhận định với Jiji Press. Tên lửa Nodong có tầm bắn khoảng 1.300 km nên có thể vươn tới Nhật.
Do đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang nghiên cứu khả năng mua hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. Hệ thống này đánh chặn các tên lửa khi chúng trở lại bầu khí quyển, giúp bổ sung cho hệ thống PAC-3 và tạo thành hệ thống phòng thủ 3 lớp cho Nhật.
THAAD gồm xe phóng tên lửa và radar có khả năng phát hiện vật thể nhỏ bằng quả bóng chày cách xa 1.000 km.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.