Nghiên cứu mới: Trái đất hình thành 'từ những hạt bụi', và nhanh hơn ta tưởng

25/02/2020 14:19 GMT+7

Nếu giả sử hệ mặt trời hình thành trong vòng 24 giờ, thì Trái đất chỉ mất 1 phút 30 giây để tượng hình.

Trái đất chỉ mất khoảng 5 triệu năm để thành hình, theo Trung tâm Hình thành Sao và Hành tinh (StarPlan) tại Viện Toàn cầu thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch).
Nếu xem sự tồn tại hơn 4,6 tỉ năm của hệ mặt trời tương đương với một ngày, 5 triệu năm để thai nghén và khai sinh Trái đất chỉ mất vỏn vẹn 1 phút 30 giây, theo báo cáo đăng trên tạp chí Science Advances.
Nghiên cứu mới này cũng cho rằng địa cầu đã được tạo ra theo một phương thức hoàn toàn khác với giả thuyết trước đây, với các mảnh bụi dần dần kết dính vào nhau để tạo nên phôi Trái đất.
Lâu nay, giới nghiên cứu cho rằng hành tinh của chúng ta hình thành khi các thiên thể lớn lao vào nhau, theo thời gian tạo nên Trái đất sau hàng chục triệu năm.
Tuy nhiên, báo cáo mới cho rằng địa cầu là kết quả của một quá trình nhanh chóng hơn, khi các vật thể nhỏ kết tụ lại.
“Về cơ bản, chúng ta bắt đầu từ những hạt bụi”, tác giả cuộc nghiên cứu, trợ lý giáo sư Martin Schiller kết luận.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.