Nghị sĩ Anh muốn đánh thuế thời trang ‘sáng mặc chiều vứt’

Khánh An
Khánh An
19/02/2019 15:14 GMT+7

Xu hướng “thời trang ăn liền” khiến người Anh vứt bỏ khoảng 300.000 tấn quần áo hằng năm.

Một nhóm nghị sĩ Anh thuộc nhiều đảng phái ngày 19.2 kêu gọi chính phủ ra quy định buộc các nhãn hiệu thời trang và nhà bán lẻ phải đóng thuế để có chi phí xử lý quần áo vứt bỏ, sau 8 tháng kiểm tra lĩnh vực này, theo Reuters.
Theo kết quả kiểm tra, trung bình mỗi người dân Anh mua sắm quần áo nhiều nhất ở châu Âu với khoảng 300.000 tấn quần áo vứt rác hoặc bị thiêu hủy hằng năm.
Đây cũng là chuyến kiểm tra đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực này do quốc hội thực hiện sau khi nhiều người lo ngại về tình trạng rác thải và tác động đến môi trường.

[VIDEO] Lời khuyên lạ từ bà trùm thời thời trang, tổng biên tập tạp chí Vogue

Ngành thời trang ở Anh rất phát triển với giá trị khoảng 32 tỉ bảng (958.500 tỉ đồng) vào năm 2017 và tạo việc làm cho 890.000 lao động trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và kinh doanh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại rằng xu hướng “thời trang ăn liền” (fast fashion) đang gia tăng sẽ khiến lượng rác thải ngày càng tăng. Đây là xu hướng tạo ra những thời trang theo phong trào, bán nhanh và mua nhanh với giá bình dân.
“Thời trang ăn liền đồng nghĩa với việc chúng ta mua sắm quần áo thái quá nhưng lại không sử dụng đúng mức. Các nhà bán lẻ phải chịu trách nhiệm về quần áo họ sản xuất”, nghị sĩ Mary Creagh thuộc Ủy ban kiểm toán môi trường thuộc Quốc hội nói.
Bên cạnh đó, ủy ban này đề nghị chính phủ giảm thuế cho những công ty thiết kế sản phẩm ít gây tác động với môi trường và có thể sử dụng lâu dài, sửa chữa được hoặc có vải tái chế. Các nghị sĩ còn kêu gọi cơ quan chức năng đưa nội dụng về thiết kế, may vá vào chương trình học và giảm thuế dịch vụ sửa vá quần áo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.