Nga bác bỏ cáo buộc phá hoại đàm phán kinh tế Nga, Ukraine và EU

22/12/2015 22:24 GMT+7

Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ cáo buộc cho rằng Nga phá hoại cuộc đàm phán kinh tế Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu (EU), theo đài Russia Today ngày 22.12.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ cáo buộc cho rằng Nga phá hoại cuộc đàm phán kinh tế Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu (EU), theo đài Russia Today ngày 22.12.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ lập luận của EU cho rằng Nga phá hoại cuộc đàm phán thương mại giữa Nga, EU và Ukraine - Ảnh: ReutersTổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ lập luận của EU cho rằng Nga phá hoại cuộc đàm phán thương mại giữa Nga, EU và Ukraine - Ảnh: Reuters

Người đứng đầu Điện Kremlin tỏ ra không hài lòng về thái độ của EU, nói rằng khi phía Nga nêu ra một số vấn đề gây tranh cãi tại cuộc đàm phán 3 bên, người đứng đầu phái đoàn của EU đứng dậy và buông câu “game over” (kết thúc).

“Đó không phải kiểu châu Âu, rất cố chấp. Ngày hôm sau họ lại đưa ra một thông cáo báo chí nói rằng Nga đã phá hoại cuộc đàm phán. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ trở lại với vấn đề này. Chúng tôi muốn xây dựng một quan hệ đối tác với Ukraine và EU ở lĩnh vực thương mại”, Tổng thống Putin nói.

Trước đó hôm 21.12, cuộc đàm phán thương mại giữa Nga, EU và Ukraine tại Brussels (Bỉ) đã thất bại. Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề thương mại, bà Cecilia Malmstrom nói rằng: “Chúng tôi đã gần đạt được một số giải pháp, song hôm nay phía Nga lại thiếu sự linh động”.

Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga, ông Aleksey Ulyukaev trong khi đó cho rằng cả EU và Ukraine đều không tính toán tới các lợi ích của Nga.

Phía Nga giữ quan điểm cho rằng họ sẽ không chấp nhận các ưu đãi về thuế quan cho Ukraine nếu Kiev thỏa thuận thương mại với EU. Nga cũng lo ngại rằng nếu không thay đổi thuế quan cho Ukraine, nước này sẽ tuồn các mặt hàng xuất khẩu của EU sang Nga. Ngoài ra, Nga cho rằng việc cấm xuất khẩu một số mặt hàng thực phẩm của Ukraine vào Nga không là nguyên nhân khiến cuộc đàm phán thất bại.

Ông Aleksey Ulyukaev nói việc cấm nhập khẩu thực phẩm Ukraine là biện pháp đáp trả về việc chính quyền Kiev hưởng ứng Mỹ và EU trong việc gia hạn trừng phạt kinh tế lên Moscow.

Hiệp định thương mại giữa Ukraine và EU sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2016. Trong khi đó, hiện nay Nga và Ukraine vẫn giao dịch theo các thỏa thuận thương mại tự do giữa các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS). Nga không chấp nhận việc Ukraine được hưởng ưu đãi của CIS một khi Kiev cũng ký hiệp định với EU, nhất là trong bối cảnh EU đã gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga đến ngày 31.7.2016.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.