NATO và Nga nối lại cơ chế đối thoại: Bên cần, bên muốn

21/04/2016 09:29 GMT+7

Lần đầu tiên sau 2 năm, NATO và Nga đã nối lại đối thoại chính trị trong khuôn khổ Hội đồng NATO - Nga.

Lần đầu tiên sau 2 năm, NATO và Nga đã nối lại đối thoại chính trị trong khuôn khổ Hội đồng NATO - Nga.

Đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko phát biểu sau cuộc họp của Hội đồng NATO - Nga tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ hôm 20.4 - Ảnh: ReutersĐại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko phát biểu sau cuộc họp của Hội đồng NATO - Nga tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ hôm 20.4 - Ảnh: Reuters
Năm 2014, NATO đơn phương đình chỉ hoạt động của cơ chế quan hệ này vì chuyện ở Ukraine. Đến nay, lý do này vẫn tồn tại, thậm chí còn sâu sắc hơn. Thế nhưng cũng chính NATO chủ động vận hành trở lại kênh đối thoại với Nga. Chỉ riêng điều đó đã đủ thấy phe nào đang yếu thế hơn.
Quan hệ giữa phương Tây và Moscow hiện so với cách đây 2 năm còn tồi tệ hơn rất nhiều. NATO chuyển từ coi Nga là đối tác thành mối đe dọa an ninh. Mỹ và EU tiếp tục siết chặt những biện pháp cô lập, trừng phạt về chính trị và kinh tế. Đối đầu gia tăng, tin cậy lẫn nhau rạn vỡ. Vậy mà Hội đồng NATO - Nga đã hoạt động trở lại.
Lý do ở chỗ NATO cần đối thoại chính trị với Nga và Nga muốn khôi phục quan hệ với NATO. Thời gian qua, phương Tây đã làm mọi cách để khuất phục Moscow nhưng xem ra không thành công. Trái lại, Nga khiến các đối tác kia buộc phải cần đến mình để giải quyết những vấn đề cấp thiết hiện tại với họ là Ukraine, Syria, Afghanistan, chống khủng bố, thực thi thỏa thuận về giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân Iran cũng như đối phó CHDCND Triều Tiên.
Nga cũng muốn nối lại quan hệ với NATO để hạn chế rủi ro an ninh đối với mình và phân hóa nội bộ đối phương, vô hiệu hóa chính sách lâu nay của Mỹ, EU và NATO. Hai bên rất khó và còn lâu mới trở lại mức độ quan hệ trước khi có chuyện ở Ukraine.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.