Malaysia cho hải quân Trung Quốc sử dụng cảng gần Trường Sa

21/11/2015 16:32 GMT+7

Malaysia cho phép hải quân Trung Quốc sử dụng cảng Kota Kinabalu làm điểm dừng chân, một động thái dung hòa quan hệ trong khi Bắc Kinh muốn xây dựng căn cứ như đã làm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Malaysia cho phép hải quân Trung Quốc sử dụng cảng Kota Kinabalu làm điểm dừng chân, một động thái dung hòa quan hệ trong khi Bắc Kinh muốn xây dựng căn cứ như đã làm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tàu khu trục Mỹ ghé cảng Kota Kinabalu gần quần đảo Trường Sa. Malaysia sẽ cho hải quân Trung Quốc sử dụng cảng này làm điểm dừng chân để tiếp tế nhiên liệu - Ảnh: ReutersTàu khu trục Mỹ ghé cảng Kota Kinabalu gần quần đảo Trường Sa. Malaysia sẽ cho hải quân Trung Quốc sử dụng cảng này làm điểm dừng chân để tiếp tế nhiên liệu - Ảnh: Reuters
Malaysia và Trung Quốc đã đồng ý bằng một thỏa thuận cho phép hải quân Trung Quốc sử dụng cảng Kota Kinabalu ở đảo Borneo gần với Philippines và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thỏa thuận được 2 nước thực hiện khi đô đốc Wu Shengli, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thăm Malaysia hồi tuần trước, theo South China Morning Post hôm 20.11 dẫn lại nguồn từ tạp chí National Interest của Mỹ. Tàu chiến Trung Quốc được phép sử dụng cảng Kota Kinabalu như điểm dừng chân để tiếp tế nhiên liệu.
Phát triển nhiều cảng thành điểm cung ứng trong một hải trình dài là kế hoạch dài hạn của hải quân Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông, ông Ni Lexiong, nhà phân tích quân sự ở Thượng Hải, Trung Quốc nhận định, theo South China Morning Post.
Kế hoạch này của Bắc Kinh có tham vọng lớn hơn là xây dựng căn cứ hải quân ở những cảng như Trung Quốc đang làm trên những đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh cũng muốn sử dụng cảng của nước khác để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.
Chưa rõ kế hoạch sử dụng cụ thể của Trung Quốc đối với cảng Kota Kinabalu được Malaysia cho phép này. Malaysia có tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo giáo sư Hoo Tiang Boon của trường đại học kỹ thuật Nanyang, Singapore thì Malaysia ngại đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, khác với Philippines và Việt Nam.
“Người Malaysia còn thận trọong trong việc đối mặt với người Trung Quốc về vấn đề này (tranh chấp ở Biển Đông)”, ông Hoo nhận xét. Theo ông, Malaysia tránh đối đầu ngay cả khi Kuala Lumpur không hài lòng với Bắc Kinh trong chuyện hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Malaysia ở bãi cạn James và Luconia; và cả chuyện ngư dân Malaysia bị ngư dân Trung Quốc chèn ép, đánh bắt cá ở khu vực vùng biển của Malaysia.
Tàu khu trục USS Lassen của Mỹ thao tác cứu hộ cứu nạn trên Biển Đông sau khi tuần tra qua khu vực Đá Xu Bi ngày 27.10 - Ảnh: Reuters
Liên quan đến việc sử dụng cảng, ông Hoo nhận định điều đó không có nghĩa hải quân Trung Quốc sẽ được phép biến nó thành căn cứ quân sự của mình như tham vọng của Bắc Kinh. “Đó là động thái dung hòa (của Malaysia) khi cảng này từng mở cửa cho hải quân các siêu cường khác như Mỹ và Pháp ghé qua”, ông Hoo phân tích.
Trong khi đó, chuyên gia Trung Quốc, ông Ni cho rằng người Mỹ hẳn sẽ không hài lòng khi Kuala Lumpur cho Bắc Kinh sử dụng cảng Kota Kinabalu, nơi mà tàu khu trục mang tên lửa dẫn dường USS Lassen của Mỹ từng ghé đến sau khi đã thực hiện tuần tra ở Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa hồi tháng 10.2015.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.