Lần đầu tiên phát hiện phân tử ô xy ở thiên hà khác

20/02/2020 19:04 GMT+7

Ở thiên hà cách Trái đất hơn nửa tỉ năm ánh sáng, các nhà thiên văn học bất ngờ phát hiện dấu vết của phân tử ô xy, đánh dấu lần đầu tiên nhân loại tìm ra loại khí cần thiết cho sự sống ngoài Dải Ngân hà.

Ô xy là nguyên tố hiện diện dồi dào trong vũ trụ, chỉ sau hydrogen và helium. Vì vậy, việc nghiên cứu sự hiện diện của nó trong các đám mây liên sao rất quan trọng để hiểu được vai trò của phân tử khí trong các thiên hà, theo trang tin ScienceAlert ngày 19.2.
Giới thiên văn học lâu nay vẫn nỗ lực tìm kiếm ô xy trong vũ trụ sâu thẳm. Họ sử dụng công nghệ thiên văn sóng milimét, giúp phát hiện các bước sóng vô tuyến phát ra từ các phân tử; và nghiên cứu phổ học, cho phép phân tích quang phổ ánh sáng để lần ra manh mối của các bước sóng do những phân tử cụ thể phát thải.
Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về hóa học của phân tử ô xy bên trong các môi trường liên sao khác vẫn không thấy tăm hơi, theo đội ngũ chuyên gia của Viện Khoa học Trung Quốc do nhà thiên văn học Junzhi Wang dẫu đầu.
Cho đến gần đây, giới nghiên cứu chuyển sang mục tiêu là thiên hà Markarian 231.
Markarian 231 là một thiên hà đặc biệt. Nó ở cách chúng ta 561 triệu năm ánh sáng, và chứa chuẩn tinh gần Trái đất nhất mà con người được biết. Đến năm 2015, các nhà thiên văn học cho rằng Markarian 231 có lẽ mang đến hai siêu hố đen ở trung tâm, cùng nhau xoay tít với tốc độ vũ bão.
Sử dụng kính viễn vọng vô tuyến IRAM đường kính 30 m ở Tây Ban Nha, đội ngũ thiên văn học liên tục quan sát thiên hà trên suốt 4 ngày.
Cuối cùng, họ đã tìm thấy dấu hiệu đặc trưng của ô xy, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal cuối tháng 1 qua.
“Với việc quan sát cặn kẽ Markarian 231 nhờ vào kính viễn vọng IRAM và NOEMA, chúng tôi lần đầu tiên phát hiện phân tử ô xy ở thiên hà khác”, theo báo cáo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.