Kỳ thú hóa thạch kẻ săn mồi 240 triệu năm tuổi với con mồi 3,6m trong dạ dày

24/08/2020 19:36 GMT+7

Trong lúc giám định bộ xương gần như hoàn chỉnh của một kẻ săn mồi khổng lồ 240 triệu năm tuổi, các nhà nghiên cứu phát hiện một con bò sát dài hơn 3,6m bên trong dạ dày của nó.

Theo báo cáo đăng trên chuyên san iScience, con thằn lằn cá có chiều dài gần 5m và thuộc loài Guizhouichthyosaurus đã nuốt trọng con mồi thuộc loài bò sát có tên khoa học là thalattosaur (tức thằn lằn biển).
Nhiều khả năng con thằn lằn cá chết ngay sau khi nuốt con mồi dài 3,6m của nó.

Hóa thạch con thằn lằn cá được tìm thấy ở Trung Quốc

Da-Yong Jiang

“Trước đó, chúng tôi chưa từng tìm ra xác nguyên vẹn của một con bò sát nào bên trong dạ dày của những kẻ săn mồi khổng lồ vào thời khủng long, mà chỉ có thể đoán thông qua hình dạng và kích thước hàm của kẻ ăn thịt”, theo đồng tác giả báo cáo, giáo sư Ryosuke Motani của Đại học California ở Davis (Mỹ).
“Giờ đây, chúng tôi đã nắm trong tay chứng cứ trực tiếp về cách săn mồi của chúng”, theo giáo sư Motani.
Xác hóa thạch của con thằn lằn cá đã được tìm thấy ở miền tây nam Trung Quốc vào năm 2010.

Hóa thạch hé lộ cuộc săn mồi "lưỡng bại câu thương" 240 triệu năm trước

Theo báo cáo của Đại học California ở Berkeley, thằn lằn cá có cơ thể dài, linh hoạt, và di chuyển trong lòng biển như loài lươn thời hiện đại.
Dựa trên kích thước của nó, nhiều khả năng thằn lằn cá có thể được xếp đứng đầu chuỗi thức ăn trong thời của nó, tức giai đoạn đầu của Đại Trung Sinh.
Bất chấp kích thước đáng nể, các loài khủng long đã bị tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.