Khủng hoảng di dân, EU ngấp nghé thảm họa

21/01/2016 09:37 GMT+7

Tuy chưa ra quyết định cuối cùng nhưng Áo đã công khai đề cập khả năng đóng cửa biên giới để ngăn chặn dòng người tị nạn và nhập cư.

Tuy chưa ra quyết định cuối cùng nhưng Áo đã công khai đề cập khả năng đóng cửa biên giới để ngăn chặn dòng người tị nạn và nhập cư.

EU hiện không có đủ khả năng giải quyết vấn đề tị nạn và nhập cư - Ảnh: ReutersEU hiện không có đủ khả năng giải quyết vấn đề tị nạn và nhập cư - Ảnh: Reuters
Trước đây đã có một số thành viên EU khác đã đóng cửa biên giới với mục đích tương tự. Tuy nhiên, nếu Áo thật sự làm vậy thì áp lực chính trị - xã hội đối với Đức sẽ gia tăng đến mức rồi nước này cũng sẽ phải đóng cửa biên giới. Khi đó sẽ vô cùng tai hại đối với chính phủ Đức, với Thủ tướng Angela Merkel và sẽ chẳng khác gì thảm họa đối với EU.
Đóng cửa biên giới quốc gia là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy EU hiện không có đủ khả năng giải quyết vấn đề tị nạn và nhập cư. Vì không có được đối sách chung và các thành viên không nhất trí được với nhau nên nội bộ EU mới có tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Các thành viên hành động theo lợi ích và quyết định riêng của mình.
Đối với Thủ tướng Merkel, đóng cửa biên giới đồng nghĩa với việc công nhận những quyết sách trước đây về tị nạn và nhập cư cho nước Đức cũng như EU đều là thiển cận, vội vàng và sai lầm. Hậu quả tất yếu là vị thế của bà ngày càng thêm lung lay.
Thảm họa đối với EU còn ở một phương diện khác. Đóng cửa biên giới quốc gia có nghĩa là vô hiệu hóa Hiệp ước Schengen về tự do đi lại, lưu trú và làm việc trong phạm vi lãnh thổ các nước thành viên. Điều này khiến hiệu lực của thị trường nội địa chung cũng bị tổn hại đáng kể và đồng euro lâm vào nghịch lý là đồng tiền thì chung mà khu vực sử dụng lại riêng. Nó chẳng khác gì đòn chí mạng đối với đồng euro.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.